Thứ tư, ngày 19 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 14/07/2023

Anh Đặng Ngọc Hòa ở thôn Hiệp Tiến (xã Quảng Hiệp) có thu nhập khá từ trồng cây mắc ca

    Trước thực trạng một số sản phẩm nông nghiệp ở địa phương giá cả không ổn định, năm 2014 gia đình anh Đặng Ngọc Hòa ở thôn Hiệp Tiến (xã Quảng Hiệp) đã tìm hiểu và lựa chọn, đưa cây mắc ca vào trồng. Sau gần 10 năm trồng, cây mắc ca đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế khá khả quan cho gia đình. Mô hình này còn mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của bà con nông dân trên địa bàn.

14.7.1

Anh Đặng Ngọc Hòa (trái) đang giới thiệu mô hình cây mắc ca với cán bộ Hội Nông dân xã

    Sau khi tìm hiểu, nhận thấy cây mắc ca là cây lâm nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao, được thị trường ưa chuộng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở địa phương, đồng thời đầu ra thuận lợi hơn so với nhiều loại cây trồng khác, năm 2014 anh Đặng Ngọc Hòa ở thôn Hiệp Tiến (xã Quảng Hiệp) bắt đầu trồng thử nghiệm cây mắc ca. Gia đình anh là một trong những gia đình đầu tiên ở địa phương đưa loại cây này vào trồng để phát triển kinh tế. Ban đầu anh Hòa khá phân vân vì chưa hiểu biết về đặc tính, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca, cùng với đó diện tích cà phê trồng xen hồ tiêu của gia đình ngày càng già cỗi, năng suất giảm dần, nên anh Hòa đã quyết định nhổ bỏ bớt vườn cây, đầu tư trồng xen 130 cây mắc ca trong vườn. Nhờ chịu khó học hỏi kỹ thuật và cách chăm sóc cây mắc ca từ sách báo, trên mạng Internet và từ những mô hình trồng mắc ca trong và ngoài địa phương, anh Hoà đã dần rút ra được những kinh nghiệm hữu ích để áp dụng vào vườn cây của gia đình, đặc biệt là thời điểm cây mắc ca ra hoa và đậu quả, nên vườn mắc ca trổ hoa dày, đậu nhiều quả. Thấy được tiềm năng của cây mắc ca mang lại, anh Hòa đã quyết định nhổ bỏ toàn bộ diện tích cà phê, hồ tiêu để tập trung đầu tư chăm sóc phát triển cây mắc ca. Được trồng thuần, cộng với khâu chăm sóc cẩn thận, nên vườn mắc ca của gia đình anh Hòa sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất, sản lượng ngày càng được nâng lên, nhiều cây cho sản lượng đạt 40 kg quả tươi. Riêng trong năm 2022, vườn mắc ca của gia đình anh Hòa thu hoạch được hơn 02 tấn quả mắc ca tươi, được tiểu thương thu mua tại vườn 40.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí đầu tư gia đình thu lãi hơn 75 triệu đồng… Theo anh Hòa, mắc ca là cây lâm nghiệp đa giá trị, có vòng đời khai thác lâu dài, chịu hạn tốt, không quá kén chọn đất, có sức sống cao, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, không chịu áp lực về mùa vụ và ít tốn công chăm sóc cũng như phân bón so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên để trồng mắc ca hiệu quả, ngoài việc chọn được giống tốt, thì người trồng cần phải có kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là giai đoạn cây ra hoa và đậu quả… 

    Thành công ban đầu từ mô hình trồng cây mắc ca của gia đình anh Đặng Ngọc Hòa ở xã Quảng Hiệp đã mở ra hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương. Vì vậy nhiều hộ gia đình đã chủ động đầu tư trồng xen cây mắc ca trong vườn hồ tiêu, cà phê nhằm gia tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích. Tuy nhiên để người dân yên tâm phát triển cây mắc ca, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của huyện cần tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, vận động, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết với bà con nông dân trong sản xuất cây mắc ca, từng bước hình thành vùng chuyên canh tập trung và gắn kết lợi ích từ khâu trồng, chế biến, đóng gói đến tiêu thụ sản phẩm để cây mắc ca phát triển ổn định và bền vững./.

-S.Pa-

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang