Thứ tư, ngày 19 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 06/12/2021

Cảnh báo những hiểm họa tai nạn giao thông từ xe máy cày

Hiện nay bà con nông dân trên địa bàn huyện đang bước vào thu hoạch cà phê niên vụ 2021-2022, trong đó phương tiện vận chuyển nông sản chủ yếu là xe máy cày (xe công nông, xe máy kéo) nên luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Lực lượng CSGT huyện Cư Mgar tuần tra tại xã Ea Kpam

Xe máy cày được xem là phương tiện chủ lực của người nông dân trong sản xuất bởi sự thuận tiện và thông dụng. Tuy nhiên xe máy cày được đánh giá là một trong những "hung thần" trên các tuyến đường, nhất là các xe được độ chế, lưu thông với tốc độ cao, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và là nỗi sợ hãi của người dân khi tham gia giao thông. Thực tế hiện nay tại nhiều địa phương, những chiếc xe máy cày độ chế vô lăng, tời, kéo dài thùng xe…được sử dụng khá phổ biến để phục vụ trong sản xuất nông nghiệp và vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường từ liên thôn, buôn, tỉnh lộ cho đến quốc lộ. Phương tiện này không lắp đủ hệ thống đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng, hoặc lắp đủ hệ thống đèn nhưng lại không có tác dụng dẫn đến phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật. Tai nạn giao thông liên quan đến xe máy cày thường diễn biến khá phức tạp và để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Từ năm 2020 đến nay địa bàn huyện Čư M'gar đã xảy ra 44 vụ tai nạn giao thông, làm 31 người chết, 22 người bị thương, trong đó có 09 vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy cày, làm 10 người chết. Trao đổi với chúng tôi, Trung úy Bạch Tấn Đồng – Tổ trưởng tổ tuần tra, xử lý tai nạn Đội Cảnh sát giao thông trật tự (Công an huyện) cho biết: Các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy cày thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân.

 Nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy cày, thời gian qua lực lượng CSGT (Công an huyện) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm kết hợp với tuyên truyền, giáo dục, yêu cầu các chủ phương tiện xe máy cày viết cam kết, tháo bỏ những bộ phận độ chế, đưa xe trở về hiện trạng ban đầu cũng như không đưa các phương tiện này tham gia giao thông. Trong quá trình tuần tra, kiểm soát giao thông, khi gặp phương tiện xe máy cày, lực lượng CSGT tiến hành kiểm tra giấy tờ và phương tiện tham gia giao thông; tuyên truyền, nhắc nhở người điều khiển phương tiện lái xe an toàn, dán decal phản quang vào thùng xe đối với những xe chưa được dán phản quang. Mục đích của việc làm này là để cho người tham gia giao thông khác dễ dàng nhận ra xe máy cày đang lưu thông vào ban đêm. Cùng với đó, Đội Cảnh sát Giao thông trật tự (Công an huyện) còn chủ động phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với người tham gia giao thông nói chung, và người điều khiển xe máy cày nói riêng. Kiểm tra, nhắc nhở người điều khiển xe máy cày tuân thủ tốc độ, hạn chế lưu thông ở các tuyến đường có nhiều phương tiện cùng lưu thông. Đồng thời đề nghị Sở giao thông và vận tải Đắk Lắk hàng năm phối hợp mở các lớp đào tạo lái xe hạng A4 cho chủ phương tiện; hướng dẫn người điều khiển xe máy cày, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ, xe phải đăng ký biển số, không tự ý hoán cải làm thay đổi kích cỡ, hình dạng xe nhằm hạn chế những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc có thể xảy ra.

Để vừa bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vừa phù hợp với điều kiện ở nông thôn, đòi hỏi phải có giải pháp quản lý phù hợp từ quá trình sản xuất, đến việc đăng ký, lưu hành phương tiện, cũng như nâng cao nhận thức Luật Giao thông đường bộ cho người điều khiển phương tiện xe máy cày là điều vô cùng cần thiết./.

Công Phong

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang