Thứ bảy, ngày 22 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 30/10/2020

Chị H'Ức ÊBan thoát nghèo từ mô hình nuôi heo rừng lai

Nắm bắt xu hướng tiêu thụ thực phẩm sạch, những năm gần đây nhiều hộ nông dân ở huyện Cư M'gar đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi heo rừng lai và bước đầu đã mang lại nhiều triển vọng. Điển hình là mô hình nuôi heo rừng lai của gia đình chị H'Ức Êban ở buôn Sút M'đưng (xã Cư Suê).

Chị H Ước đang cho heo ăn

Từ số tiền 08 triệu đồng vay từ quỹ "khởi nghiệp" của Hội LHPN huyện Cư M'gar và nguồn vốn "tương trợ" của Hội Chữ thập đỏ xã Cư Suê, cuối năm 2017 chị H'Ức ÊBan đã mạnh dạn đầu tư mua 02 con heo rừng lai về nuôi theo hình thức bán hoang dã. Chị đã chịu khó học hỏi cách nuôi heo từ những người đi trước, tham quan các trại chăn nuôi trong và ngoài địa bàn xã, tìm hiểu kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng - nên ngay từ lứa đầu tiên, đàn heo của chị phát triển tốt, con giống khỏe mạnh và chị tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích chuồng nuôi để nhân đàn. Hiện nay mô hình nuôi heo rừng lai của gia đình chị H'Ức Êban luôn duy trì 02 con heo mẹ cùng với đàn heo thịt từ 10 đến 20 con. Trung bình hàng năm mỗi con heo mẹ sinh sản 02 lứa,  mỗi lứa từ 07 đến 08 con, cá biệt có lứa từ 09 đến 10 con. Heo thịt nuôi thời gian 09 tháng thì có thể xuất bán với trọng lượng mỗi con đạt từ 15 đến 20 kg.  Với việc nuôi theo hình thức bán chăn thả, chất lượng đảm bảo và tích cực giới thiệu sản phẩm trên các trang mạng xã hội, nên mô hình nuôi heo rừng lai của gia đình chị H'Ức ÊBan được nhều người biết đến, có thời điểm chị không đủ hàng để bán. Bình quân hàng năm gia đình chị H'Ức ÊBan xuất bán ra thị trường từ 30 đến 40 con heo lớn nhỏ, sau khi trừ chi phí đầu tư, công chăm sóc đem lại cho gia đình nguồn thu nhập ổn định từ 40 đến 50 triệu đồng. Từ mô hình nuôi heo rừng lai, đời sống kinh tế của chị ngày càng được nâng lên. Năm 2019 gia đình chị H'Ức đã chính thức thoát khỏi danh sách hộ cận nghèo của xã Cư Suê.

Chị H'Ức Êban cho biết thêm: Đặc điểm của heo rừng lai vẫn mang đặc tính hoang dã nên dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, có sức đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh. Heo rừng lai có thể nuôi nhốt như heo thuần nhưng điều kiện sống tốt nhất là ở môi trường tự nhiên, có khoảng sân vườn rộng rãi, cây cối, nền đất cho heo đào xới, đặc biệt phải cách xa khu dân cư, đường giao thông vì heo rất sợ tiếng ồn…. Ngoài thức ăn tinh là cám, gạo, người nuôi có thể tận dụng tối đa các nguồn thức ăn từ tự nhiên sẵn có ở địa phương như: các loại rau củ quả, khoai lang, bắp khô, thân cây chuối và các phụ phẩm khác nên tiết kiệm được chi phí đầu tư rất nhiều so với cách nuôi truyền thống.

Trước nhu cầu của thị trường về chất lượng an toàn thực phẩm, thì việc phát triển mô hình chăn nuôi heo rừng của của chị H'Ức ÊBan ở buôn Sút M'đưng (xã Cư Suê) là hướng đi phù hợp và mở ra hướng phát triển chăn nuôi mới ở địa phương ./.

 

 

-S.Pa-

 

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang