Thứ hai, ngày 24 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 30/11/2023

Đề cương tuyên truyền KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN CƯ M’GAR

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 

KỶ NIỆM 40 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN CƯ M’GAR 

(23/01/1984 – 23/01/2024)  

-----------

I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP HUYỆN 

Do hoàn cảnh lịch sử huyện Cư M’gar ngày nay đã có những tên gọi hành chính khác nhau:

- Từ khi thực dân Pháp chiếm xong toàn bộ vùng cao nguyên Đắk Lắk và thiết lập bộ máy cai trị của chúng đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, địa bàn Cư M’gar nằm trong quận Buôn Ma Thuột.

- Đến thời kỳ Mỹ - Ngụy (1954 – 1975)  Cư M’gar là một bộ phận của thị xã Buôn Ma Thuột.

+ Trong những năm 1945 – 1960, Cư M’gar thuộc quyền quản lý của Buôn Ma Thuột.

+ Từ 1960 – 1963 tỉnh Đắk Lắk được chia thành 3 đơn vị, mật danh là các B (B.3, B.5, B.6). Trên địa bàn B.6 được chia làm 4 đơn vị, mật danh là K, từ K.61 đến K.64. Địa bàn Cư M’gar là một bộ phận của K.61.

+ Từ 1963 đến 1965, Liên Khu uỷ Khu VI lại chia Đắk Lắk thành 2 đơn vị là B là B.3 và B.5, lấy đường 21 làm ranh giới, huyện Cư M’gar mật danh K.61 được đổi thành L.66 thuộc B.3.

+ Từ  tháng 10/1965 – 6/1975, Liên Khu uỷ Khu V hợp nhất B.3 và B.5 thành tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh lúc này được chia thành 10 huyện thị, mật danh là H, từ H1 đến H.10. Huyện L.66 được đổi thành huyện H.5, mật danh này được gọi cho đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Tháng 8/1975, 2 huyện H.4 và H.5 hợp nhất thành huyện Buôn Hồ, Cư M’gar thuộc huyện Buôn Bồ.

Tháng 7/1977, huyện Buôn Hồ tách thành 2 huyện mới là huyện Krông Buk và huyện Ea Súp, Cư M’gar thuộc về huyện Ea Súp.

Ngày 23/1/1984, huyện Ea Súp tách thành 2 huyện mới là Ea Súp và Cư M’gar, theo Quyết định số 15 - HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) về thành lập huyện Cư M’gar và tên gọi Cư M’gar bắt đầu từ đó. 

Nằm ở phía Bắc tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M’gar có vị trí quan trọng; giàu tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, với tổng diện tích tự nhiên là 82.443 ha. Phía Đông giáp huyện Krông Búk, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Ea Súp và Buôn Đôn, phía Nam giáp Thành phố Buôn Ma Thuột, phía Bắc giáp huyện Ea H’Leo. Đặc điểm địa hình bằng phẳng, không bị chia cắt bởi dãy núi cao và sông sâu; hệ thống suối trải đều khắp địa bàn, với hơn 70% diện tích là đất đỏ bazan thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao và chăn nuôi gia súc, gia cầm; khí hậu tương đối ôn hòa, mát mẻ.

 Về giao thông, có tỉnh lộ 8, quốc lộ 14, 29 chạy qua nên việc đi lại của Nhân dân trong vùng khá thuận lợi.

Là huyện có truyền thống văn hóa phong phú, độc đáo nhất là các nghi lễ, lễ hội truyền thống của người Ê đê như: lễ cúng bến nước, lễ hội mừng lúa mới, lễ đặt tên… lưu truyền được kho tàng truyện cổ, kể Khan, lời nói Vần của người Ê đê được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và một số nhạc cụ độc đáo như: chiêng, Ding Tuốt, Ding Năm…. Đến nay, do sự phát triển của lịch sử đất nước, sự giao lưu mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, hiện nay huyện có 24 dân tộc cùng sinh sống, một số dân tộc đã duy trì bản sắc văn hóa của dân tộc mình trên địa bàn huyện như lễ hội Lồng tồng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, lễ hội cúng lúa mới, cầu mưa của Dân tộc Thái…. Tạo nên truyền thống văn hóa độc đáo của các dân tộc trên địa bàn huyện.

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU MỚI THÀNH LẬP 

Tình hình kinh tế - xã hội những năm đầu thành lập vô cùng khó khăn và thử thách; kết cấu hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho nhiệm vụ kinh tế - xã hội chưa phát triển; nạn đói, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nhất là sốt rét. Trình độ dân trí thấp, những hủ tục, mê tín dị đoan còn rất nặng nề; bọn phản động FULRO móc nối, gây dựng cơ sở tại các buôn, lôi kéo thanh niên ra rừng, liên tục chống phá chính quyền và phong trào cách mạng làm cho tình hình đã khó khăn về kinh tế, xã hội lại càng phức tạp hơn về an ninh chính trị. Đời sống của Nhân dân gặp nhiều khó khăn, trong khi đó hệ thống chính trị còn yếu, đội ngũ cán bộ còn thiếu. 

Khi mới thành lập dân số toàn huyện có 41.176 người, gồm 3 dân tộc anh em sinh sống ở 8 xã, có 5 nông trường quốc doanh, 11 HTX nông nghiệp và 49 tập đoàn sản xuất.

Tổng diện tích gieo trồng năm 1983 là: 6783 ha, huyện đã thu hoạch vụ hè thu 1.490 tấn lúa, sản lượng 23 tạ/ha. Tổng sản lượng quy thóc bình quân đầu người 329kg. 

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp: ban đầu toàn huyện chỉ có 1 xưởng sản xuất nước chấm; 37 nhà máy xay xát lúa, 40 lò đường.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đường giao thông trong huyện chưa mở, lầy lội đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa.

Về giáo dục: Năm 1984 toàn huyện có 33 trường với 175 lớp học, trong đó có 4 phòng học bán kiên cố còn lại là phòng học tạm bợ, số lượng học sinh trên 4.651 em, 1 trường bổ túc văn hóa có 235 học viên.

Về văn hóa – xã hội: Năm 1984, các công trình văn hóa, y tế cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, tỷ lệ hội đói, nghèo còn nhiều, nhất là trong đồng bào DTTS.

Những năm đầu thành lập huyện. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện đã nổ lực và tập trung cao độ cho việc phát triển kinh tế và truy quét bọn phản động FULRO ngoài rừng, nên đến năm 1985 FULRO về cơ bản đã được giải quyết.

Đảng bộ huyện Cư M’gar lúc đầu chỉ có một số chi bộ cơ sở trực thuộc như: chi bộ Quảng Phú, xã Ea H’đing, Ea Tar, Cuôr Đăng, Ea Tul, một số chi bộ Nông trường và các chi bộ cơ quan. Cuối năm 1984 Đảng bộ có 26 TCCS Đảng với 420 đảng viên, đội ngũ cán bộ còn thiếu.

Ban Cán sự Đảng huyện khi mới thành lập được Tỉnh ủy chỉ định gồm 14 đ/c Ủy viên Ban chấp hành và 7 đ/c Ủy viên Ban Thường vụ, đồng chí Nguyễn Tứ - Tỉnh ủy viên làm Bí thư Ban cán sự, đ/c Phan Tuấn Pha làm Phó Bí thư Ban Cán sự, đ/c Phạm Văn Biên làm Chủ tịch UBND huyện.

          III. CÁC KỲ ĐẠI HỘI CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN 

          1. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ I, nhiệm kỳ (1985 – 1989)

Ngày 27/3/1985, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ I được tiến hành tại hội trường của Tiểu đoàn 303. 

Đại hội đã kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ trong 2 năm 1983 – 1984, Đại hội khẳng định sau những năm đầu mới thành lập huyện, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong huyện đã phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, giành thắng lợi lớn trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá – xã hội, quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể trong những năm 1983 – 1985. Huyện đã chú ý phát triển kinh tế, tập trung giải quyết được lương thực tại chỗ, khai hoang, mở rộng diện tích…ổn định dân cư trên địa bàn. Thành tích có ý nghĩa lớn nhất trong thời gian này là căn bản đã xoá được nạn đói kinh niên trong đồng bào dân tộc, sản xuất được nhiều nông sản hàng hoá tạo thêm nguồn thu nhập cho Nhân dân, đời sống của Nhân dân từng bước được cải thiện.

 Cùng với việc sản xuất lương thực, việc phát triển cây công nghiệp dài ngày được chú trọng ở cả 3 khu vực: quốc doanh, tập thể và gia đình. Mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa được mở rộng đều khắp trong huyện. Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa của thương nghiệp năm 1984 là 85.316.000 đồng, đạt 130% kế hoạch. Ngành Tài chính huyện cũng đã tận dụng các nguồn thu phục vụ kịp thời cho sản xuất, quốc phòng, phát triển y tế, văn hoá, giáo dục; công tác cải tạo tiểu thương và hợp tác hoá nông nghiệp được coi trọng, đã xây dựng được 4 hợp tác xã tín dụng tại các xã (Cuôr Đăng, Cư M’gar, Quảng Phú, Cư Suê) 11 hợp tác xã nông nghiệp, 49 tập đoàn sản xuất được củng cố, phong trào hợp tác hoá nông nghiệp phát triển đúng hướng; hoạt động thương nghiệp đều vượt kế hoạch từ 13 đến 38%. Các hoạt động truyền thanh, cổ động ở các cụm dân cư được phát triển góp phần tuyên truyền đường lối, chính sách  của Đảng và Nhà nước. 

Về văn hóa xã hội, giáo dục, y tế cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, y bác sĩ còn thiếu thốn, trạm xá hầu như không có.   

MTTQ và các đoàn thể đã từng bước đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả  đã đóng góp tích cực vào việc hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng, Nhân dân tham gia vào quản lý kinh tế và xã hội, hăng hái lao động sản xuất.

Về xây dựng Đảng: Tập trung chăm lo xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; cuối năm 1984 Đảng bộ có 26 TCCS Đảng với 420 đảng viên. Kết quả phân loại TCĐ và đảng viên có 01 TCCS Đảng đạt TSVM, 15 TCCSĐ đạt khá 8 TCCSĐ yếu; có 365 đảng viên được phân loại tiên phong gương mẫu. 

Đại hội đã quyết tâm: Ra sức vận động quần chúng Nhân dân nâng cao giác ngộ tinh thần cách mạng XHCN, phát huy sức mạnh của toàn huyện nhằm đẩy mạnh tốc độ xây dựng, phát triển kinh tế theo cơ cấu nông – lâm – công nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Xây dựng quốc phòng toàn dân vững mạnh cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trong giai đoạn mới.

Huyện tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp, chỉ đạo xây dựng vùng chuyên canh sản xuất phát triển cây công nghiệp dài ngày cà phê, cao su, hồ tiêu…, đẩy mạnh phong trào trồng cây trong Nhân dân phủ xanh đất trống, trồng rừng chắn gió, tích cực đầu tư cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Giải quyết cơ bản vấn đề định canh, định cư, đẩy mạnh công tác cải tạo XHCN; tăng cường sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá xã hội, giáo dục nếp sống mới, con người xã hội chủ nghĩa trong nhân dân.

Kết hợp gắn phát triển kinh tế với xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, giải quyết dứt điểm bọn phản động FULRO, nâng cao cảnh giác cách mạng, chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động quần chúng, củng cố, kiện toàn mặt trận, đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ và Nhân dân.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 38 đồng chí; đồng chí Nguyễn Tứ được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Phan Tuấn Pha được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ. Đến tháng 12/1985 đồng chí Nguyễn Tứ điều động về tỉnh; đồng chí Phan Tuấn Pha được chỉ định làm Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ cho đến tháng 6/1986 đồng chí được điều động về tỉnh, đồng chí Đặng Hanh được điều về làm Bí thư Huyện uỷ cho đến hết nhiệm kỳ; đồng chí Lê Hồng Thuỷ làm Phó bí thư Huyện uỷ Chủ tịch UBND huyện.

2. Đại hội đảng bộ huyện lần thứ II, nhiệm kỳ (1989 - 1991)

 Ngày 7/3/1989, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ II được tổ chức tại hội trường xã Quảng Phú (cũ). 

Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết lần thứ VI của Đảng, Nghị quyết lần thứ X Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện Cư M’gar đã xác định được những mục tiêu cụ thể về kinh tế – xã hội cho những năm đầu của thời kỳ đổi mới là: sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ, bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất, xây dựng và hoàn thiện một bước quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; tạo ra một bước chuyển biến tốt về mọi mặt xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Đảng bộ đã quán triệt quan điểm phát triển nông nghiệp toàn diện, coi lương thực là bàn đạp để đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy, ngay từ đầu huyện đã tổ chức các phong trào khai hoang, phục hoá, làm thuỷ lợi, mở rộng diện tích đất canh tác. Năm 1986 – 1987 là 873 ha; lúa cạn tăng 483ha; sắn 468 ha; ngô tăng 376 ha; tổng diện tích cây trồng hàng năm trên 10.000 ha, tổng sản lượng quy ra thóc 16.228 tấn; đầu tư cho nông dân trồng 1.000 ha cà phê. Chăn nuôi đã có bước phát triển mạnh trong khu vực hộ gia đình, đàn heo đạt 20.509 con, phong trào nuôi cá, gia cầm, nhiều nơi phát triển tốt; thu mua nông sản năm 1986, 1987 vượt 14% chỉ tiêu giao. Công tác lưu thông phân phối thu mua nông sản, cà phê…đều vượt chỉ tiêu. Năm 1986, 1987 vượt 14%. 

Thu thuế công thương nghiệp năm 1986 đạt 253%, năm 1987 đạt 154%, năm 1988 đạt 96,5%. Các lĩnh vực văn hóa, y tế , giáo dục ngày càng được quan tâm củng cố, nhất là giáo dục, tỷ lệ trẻ em đến trường tăng nhanh, phong trào xóa mù được các cấp ủy Đảng chú trọng.

Về quốc phòng an ninh: đẩy mạnh công tác phát động quần chúng, tăng cường truy quét Fulro, bóc gỡ các cơ sở địch bên trong.

Hoạt động của HĐND, UBND đã nâng cao năng lực quản lý điều hành, giữ vững lề lối làm việc, phát huy được tinh thần trách nhiệm.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể có bước đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động và đạt được nhiều kết quả phát huy được quyền làm chủ của Nhân dân lao động góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị thường xuyên được kiện toàn và từng bước được đổi mới. Kết quả phân loại TCĐ và đảng viên: có 04 TCCS Đảng đạt TSVM, 23 TCCSĐ đạt khá 6 TCCSĐ yếu; có 500 đảng viên đủ tư cách HTTNV chiếm 99,8%; mở lớp tập huấn cho 793 đ/c và 39 đ/c được đào tạo tại các trường TW. 

Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ là: Về kinh tế: Tiếp tục đẩy mạnh, phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, cômg nghiệp, trong đó tập trung phát triển lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Tổ chức lại lưu thông, ổn định và cải thiện một bước đời sống cán bộ công nhân viên và lực lượng vũ trang. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, củng cố và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục - thể thao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống nhân dân các dân tộc. Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới XHCN, quy hoạch, đào tạo một đội ngũ cán bộ tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ mới, góp phần cùng cả tỉnh thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước.

Về xây dựng Đảng: “Nhiệm vụ xây dựng Đảng trong thời gian tới là chú trọng làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên, tập trung củng cố và xây dựng cơ sở Đảng vững mạnh. Tăng cường củng cố, xây dựng chính quyền và các đoàn thể vững mạnh. Tiếp tục kiện toàn cấp uỷ các cấp, nâng cao năng lực, đổi mới phong cách lãnh đạo, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch cán bộ từ huyện đến xã, thôn, buôn”.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá II gồm 39 đồng chí, trong đó có 11 đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ. Đồng chí Phạm Xuân Bảng được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Y Xuân Mlô và đồng chí Phạm Ngọc Tài được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ.

3. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III, nhiệm kỳ (1991 – 1995)

Đại hội Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ III được tổ chức vào ngày 8 và 9/9/1991 tại hội trường UBND huyện. Đại hội đã góp ý vào Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.

Về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội II giá trị sản phẩm năm 1990 đạt 17,5 tỷ đồng, ngành thương nghiệp đảm bảo các mặt hàng phục vụ Nhân dân, bình quân đạt giá trị 30.000 đồng/người, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.800.000 rúp-đôla. Trong 02 năm 1989, 1990 huyện đã tăng diện tích cây trồng hàng năm 12.790ha, sản lượng lương thực 22.500 tấn, coi trọng phát triển các loại cây có giá trị kinh tế cao như tiêu, cà phê, cao su thu nhập bình quân đầu người năm 1990 đạt 800.000 đến 1.000.000 đồng/năm; sự nghiệp văn hóa, giáo dục được đẩy mạnh tất cả các trường học được xây dựng kiên cố và bán kiên cố; mở các lớp xóa mù cho 1.152 người; mạng lưới y tế ở cơ sở hoàn chỉnh, 100% Trạm y tế được xây dựng kiên cố, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh

Về an ninh chính trị: Quán triệt trong cán bộ, đảng viên, nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng trấn áp kịp thời mưu đồ các thế lực phản động chống phá cách mạng; phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc 

Hoạt động của chính quyền từ huyện đến xã đã nâng cao năng lực điều hành, giữ vững lề lối làm việc. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể cũng được đổi mới nội dung và hình thức hoạt động, nhất là phong trào tuổi trẻ ba xung phong, tích cực tham gia các phong trào sản xuất giỏi…

Công tác xây dựng Đảng: Đảng bộ thực hiện chỉnh đốn xây dựng Đảng, đưa công tác tư tưởng của Đảng trở thành sức mạnh, không ngừng nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên. 

Đại hội xác định phương hướng, nhiệm vụ, các mục tiêu là: “Trên cơ sở nâng cao sức chiến đấu, năng lực lãnh đạo của toàn Đảng bộ, hiệu lực quản lý của chính quyền, động viên cấp uỷ, toàn quân, toàn dân trong huyện thực sự phát huy quyền làm chủ tập thể, nâng cao ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự cường, nắm vững cơ cấu kinh tế của huyện  trong giai đoạn này là nông – lâm – công nghiệp kết hợp…Trong những năm trước mắt vẫn tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp toàn diện, đồng thời phát triển mạnh hơn nữa các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày chủ yếu là cây cà phê, cao su…đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, mở rộng ngành hàng, tổ chức tốt công tác phân phối lưu thông. Đầu tư xây dựng cơ bản đúng hướng, củng cố an ninh chính trị xã hội trên địa bàn huyện, xây dựng nếp sống mới, con người mới, cải thiện một bước có ý nghĩa về đời sống vật chất vật chất, tinh thần, trình độ dân trí của nhân dân, mở rộng dân chủ XHCN, đẩy lùi tiêu cực, bất công bằng xã hội”.

 Đại hội bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá III nhiệm kỳ 1991- 1995 gồm 33 đồng chí. Đồng chí Dương Thanh Tương, Tỉnh uỷ viên được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Y Xuân Mlô và đồng chí Nguyễn Tấn Hùng được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ. Đến tháng 11/1994, đ/c Dương Thanh Tương được điều động về tỉnh, đ/c Y Xuân Mlô bầu làm Bí thư Huyện ủy, đ/c Phạm Văn Trình được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy. 

4. Đại Hội Đảng bộ huyện lần thứ IV, nhiệm kỳ (1995 – 2000)

Từ ngày 18 đến ngày 20/3/1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ IV được tiến hành, tại nhà văn hoá huyện, dự Đại hội có 149 đại biểu. 

Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo (1986 – 1996) Đảng bộ quân và dân các dân tộc huyện Cư M’gar đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi các mục tiêu quan trọng mà Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III đã đề ra, tạo bước chuyển biến rõ rệt về mọi mặt. Đảng bộ đã lãnh đạo Nhân dân trong huyện phát huy mọi tiềm năng về lao động, đất đai, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tích cực cải thiện và nâng cao đời sống Nhân dân. 

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm 15,4%; tổng sản phẩm xã hội 336,010 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 306 đôla/năm

Từ 1991 – 1995 diện tích gieo trồng lúa nước hàng năm 950ha; tổng sản lượng lương thực là 19.441 tấn, đạt 90%. Năm 1994 toàn huyện trồng mới 1.093ha cao su, 6024 ha cà phê và đưa vào kinh doanh 4.000ha, năng xuất 2 tấn/ha; việc chăn nuôi súc, gia cầm được đẩy mạnh trâu, bò 16.427 con, lợn 22.300 con, gia cầm 80.000 con. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển mới, khuyến khích các thành phần kinh tế tập thể, tư nhân phát triển

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã có bước phát triển mới, chuyển động tích cực theo cơ chế thị trường, từng bước điều chỉnh cơ cấu hợp lý

Về giáo dục huyện đã chú trọng đến các loại hình trường, lớp, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị dạy học; mở rộng phong trào xóa mù cho 1.152 người, đội ngũ cán bộ quản lý đã được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ

Về y tế đã đầu tư xây dựng bệnh viên huyện có đủ trang thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ, y - bác sĩ đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân

Về quốc phòng an ninh: giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chú trọng công tác phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; xây dựng kế hoạch phòng thủ theo kế hoạch A1, A2 

Hoạt động HĐND, UBND đảm bảo dân chủ trong bầu cử HĐND xây dựng cơ quan Nhà nước thật sực của dân, do dân, vì dân 

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã phát huy, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết động viên đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. 

Về công tác xây dựng Đảng: Đảng bộ thường xuyên thực hiện xây dựng chỉnh đốn Đảng, coi trọng và nâng cao trình độ lý luận, vận dụng sáng tạo những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không ngừng nâng cao sức chiến đấu của Tổ chức Đảng và đảng viên, giáo dục cán bộ, đảng viên gương mẫu trước quần chúng, đi tiên phong trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Đại hội xác định: “Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân các dân tộc trong huyện đoàn kết nhất trí, phát huy tinh thần cách mạng tiến công, ý thức tự lực, tự cường, chủ động khắc phục những khó khăn, kết hợp với nguồn lực bên trong và hợp tác với bên ngoài, khai thác tốt mọi tiềm năng lao động, nhất quán thực hiện chính sách kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tăng cường ổn định chính trị, củng cố và giữ vững quốc phòng – an ninh, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, giữ nghiêm pháp luật, củng cố lòng tin và sự đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân, ra sức phấn đấu vì sự nghiệp, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá IV gồm 33 đồng chí; đồng chí Y Xuân Mlô được làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Phạm Văn Trình và đồng chí Nguyễn Tấn Hùng được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ.

5. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V nhiệm kỳ ( 2000 – 2005)

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ V được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 13/12/2000, tại nhà văn hoá huyện, Dự Đại hội có 167 đại biểu thay mặt cho 1.449 đảng viên của 46 tổ chức cơ sở Đảng. 

Đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, trong giai đoạn 1996 – 2000 tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14%; trong đó, nông – lâm nghiệp được quan tâm hàng đầu chiếm 68% tổng sản phẩm của huyện; sản xuất lương thực, thực phẩm được coi trọng; dịch vụ thương mại chiếm 20%, công nghiệp chiếm 12%; tổng sản phẩm xã hội tăng 2 lần so với năm 1995; thu nhập bình quân đầu người 366 đôla/năm; thu ngân sách năm 2000 25.234 triệu đồng. 

Về văn hóa: xây dựng các chương trình văn nghệ phục vụ Nhân dân, phong trào TDTT được đẩy mạnh, từng bước xây dựng được các công trình vườn hoa, đài tượng niệm.

 Đẩy mạnh xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo nước tưới cho 70% diện tích cây trồng, nhựa hóa 15km, cứng hóa 40% đường giao thông nông thôn và 100% thôn, buôn có điện, thu ngân sách năm 2005 đạt 27 tỷ đồng, giảm tỷ lệ sinh hàng năm 1%0; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 2,2%; 

Về giáo dục: Đa dạng hóa các loại hình trường, lớp, huy động 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường; thực hiện có hiệu quả đề án Phổ cập THCS.

Về y tế: Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân, các chương trình, mục tiêu quốc gia; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 2,3%. 

Công tác xây dựng chính quyền, nâng cao năng lực hoạt động, quản lý và điều hành của HĐND và UBND các cấp, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính hiệu quả. 

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đổi mới nội dung và hình thức hoạt động, phong trào thi đua yêu nước được đẩy mạnh, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo điều kiện cho nhân dân ham gia ây dựng Đảng, chính quyền. 

An ninh chính trị được giữ vững, chủ động nắm bắt tình hình, ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra; tổ chức các đợt diễn tập theo phương án A và A2, A4 từ huyện đến cơ sở

Công tác xây dựng Đảng có nhiều tiến bộ đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn được bồi dưỡng nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên 

Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ là: “Phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện, huy động mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua mọi khó khăn thử thách tạo ra sự chuyển biến mạnh và đồng bộ trên các lĩnh vực, nhằm ổn định và phát triển kinh tế với sự tăng trưởng cao và bền vững. Xây dựng lực lượng sản xuất đi đôi với củng cố quan hệ sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng – an ninh. Phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị”.

 Đại hội đã bầu 33 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá V. Đồng chí Y Xuân Mlô được bầu làm Bí thư Huyện uỷ; đồng chí Phạm Văn Trình và đồng chí Nguyễn Tấn Hùng được bầu làm Phó bí thư Huyện uỷ. Đến ngày 1/1/2003, đồng chí Y Xuân Mlô nghỉ hưu, Tỉnh uỷ Đắk Lắk phân công đồng chí Trần Hiếu – Tỉnh uỷ viên về làm Bí thư Huyện uỷ. Đầu năm 2004, Tỉnh uỷ điều động đồng chí Nguyễn Tấn Hùng về tỉnh, đồng chí Võ Đình Hoan được bổ sung làm Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện; đồng chí Trần Hoài Thu được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ.

6. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI, nhiệm kỳ (2005 – 2010)

- Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VI được tổ chức vào ngày 7 và ngày 8/9/2005 tại nhà văn hoá huyện. Dự Đại hội có 205 đại biểu. 

Về Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ V Đại hội khẳng định: Về kinh tế tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế: Nông - lâm nghiệp chiếm 72,54%; công nghiệp - Xây dựng 8,62%; thương mại-dịch vụ 18,84%. Mức tăng trưởng kinh tế trong 5 năm đạt 8,18%. Bình quân GDP đầu người đạt khoảng 634 USD (đạt 115% NQ Đại hội) .

Tổng sản phẩm xã hội đến năm 2005 tăng 1,6 lần so với năm 2000. Giá trị sản xuất ước đạt 1.855,204 tỷ đồng (giá so sánh 1994) vượt 64% so với mục tiêu Đại hội. Trong đó, nông nghiệp tăng 3,78%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 25,99% ; Thương mại dịch vụ tăng 16,62%.

Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp, cơ sở vật chất được đầu tư trang bị, 100% xã, thị trấn có trạm y tế; có 15/16 trạm y tế có bác sỹ; 100% thôn, buôn có cán bộ y tế.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25% năm 2000 xuống còn 8%  năm 2005.

Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao có bước phát triển, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được đẩy mạnh, đến năm 2005 có 115 thôn, buôn, tổ dân phố đăng ký xây dựng thôn, buôn, tổ dân phố văn hóa; có 68 đơn vị làm lễ ra mắt và huyện đã công nhận 14 đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa cấp huyện. 

Chăm lo củng cố quốc phòng vững mạnh toàn diện, xây dựng được nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Hoạt động của HĐND, UBND các cấp luôn được củng cố, kiện toàn, các cơ quan chuyên môn được sắp xếp phù hợp theo quy định của Chính phủ, bước đầu triển khai thực hiện quy chế “một cửa” nhằm giải quyết tốt thủ tục hành chính cho Nhân dân. 

Hoạt động của Dân vận, Mặt trận và các đoàn thể từng bước đổi mới, làm tốt vai trò tham mưu giúp cho cấp ủy trong công tác vận động quần chúng; tạo sự đồng thuận trong xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

 Công tác xây dựng Đảng: làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, triển khai, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng các cấp kịp thời; công tác quản lý, đánh giá chất lượng đảng viên; công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ… thực hiện theo đúng quy trình, quy định; công tác kiểm tra, giám sát theo đúng Điều lệ Đảng và các quy định của cấp trên, hàng năm đã kiểm tra và xử lý tổ chức Đảng đảng viên vi phạm, kịp thời giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Đại hội xác định mục tiêu là: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; giữ vững ổn định chính trị; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế đẩy mạnh phát triển kinh tế toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; giải quyết tốt những vấn đề xã hội bức xúc, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; chăm lo xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tiến trình đổi mới.

 Đại hội đã bầu 39 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá VI. Đồng chí Trần Hiếu - Tỉnh uỷ viên được Đại hội bầu làm Bí thư Huyện uỷ khóa VI; đồng chí Phạm Văn Trình, đồng chí Võ Đình Hoan và đồng chí Trần Hoài Thu được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ. Năm 2007, đồng chí Trần Hiếu điều động về tỉnh, đồng chí Phạm Văn Trình được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, đồng chí Trần Thị Hoà được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ; 2008 đồng chí Trần Hoài Thu nghỉ chế độ, đồng chí Y Thek Niê được bầu làm Phó Bí thư Huyện uỷ.

          7. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII, nhiệm kỳ (2010 – 2015)

          Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ VII nhiệm kỳ 2010 – 2015 họp từ ngày 10 đến ngày 12/8/2010 tại Hội trường UBND Huyện Cư M’gar, tham dự Đại hội có 209 đại biểu thuộc 62 TCCS Đảng.

Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 10,82% (chỉ tiêu Đại hội 9 - 10%). Trong đó, nông – lâm nghiệp tăng 5,97%, công nghiệp – xây dựng tăng 20,71%; thương mại - dịch vụ tăng 22,51%. Tổng sản phẩm xã hội đến năm 2010 tăng 1,59 lần so với năm 2005. Giá trị sản xuất đạt 2895 tỷ đồng (giá so sánh 1994), vượt 56% mục tiêu Đại hội. Thu nhập bình quân đầu người đạt 992 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng nông - lâm nghiệp chiếm 59,92%, công nghiệp - xây dựng 14,12% (chỉ tiêu Đại hội 10,99%), thương mại - dịch vụ 25,96% (chỉ tiêu Đại hội là 24,68%).  Công nghiệp – Xây dựng tăng bình quân trên 20% mỗi năm. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 400 tỷ đồng (tăng 240 tỷ đồng so với năm 2005).

Thương mại - dịch vụ tăng cao, giá trị năm 2010 đạt 911 tỷ đồng. Thu cân đối ngân sách 5 năm đạt 598 tỷ đồng, bình quân tăng 16%/năm. 

Về giáo dục qui mô giáo dục tăng lên, mạng lưới trường lớp được mở rộng và phát triển, toàn huyện có 85 trường (tăng 10 trường so với năm 2005) và 1 Trung tâm GDTX; tổng số học sinh 47.294 em, trong đó học sinh DTTS 22.536 em, chiếm 47,7%. chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, các chế độ chính sách cho học sinh DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời. 

Công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân có nhiều tiến bộ, có 13/17 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% thôn, buôn có cán bộ y tế. 

Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống âm mưu “diễn biến hòa bình” được tích cực triển khai và phát huy hiệu quả; thường xuyên giáo dục, đấu tranh số đối tượng cầm đầu các tà đạo và xử lý các trường hợp hoạt động, xây dựng, cơi nới cơ sở thờ tự trái phép.

Về công tác xây dựng Đảng: Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên được nâng lên. Kết quả phân loại năm 2009, có 75% TCCS Đảng đạt TSVM, có 167/183 thôn, buôn, tổ dân phố và 75/85 trường học có chi bộ.

Bộ máy của HĐND, UBND từ huyện đến cơ sở được củng cố và hoạt động có hiệu quả, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện công tác quản lý điều hành trên các lĩnh vực. 

Công tác dân vận, Mặt trận và các đoàn thể tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở triển khai sâu rộng các phong trào thi đua góp phần quan trọng vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

          Đại hội thông qua mục tiêu, nhiệm vụ là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện. Bảo đảm dân chủ nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế nhanh và bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Huyện Cư M’gar phát triển toàn diện, đáp ứng được với yêu cầu của thời kỳ mới”. 

          Đại hội bầu BCH Đảng bộ Huyện khoá VII gồm 45 đồng chí, bầu Ban Thường vụ 13 đồng chí, đồng chí Phạm Văn Trình được tiếp tục bầu làm Bí thư Huyện uỷ, các đồng chí Y Thek Niê, Nguyễn Xuân Diệu, Võ Đình Hoan được bầu làm Phó Bí thư Huyện ủy. Năm 2013 tỉnh điều động đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm về làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Phạm Văn Trình làm Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, đồng chí Võ Đình Hoan làm Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, đồng chí Nguyễn Xuân Diệu được điều động về tỉnh. Đến năm 2015 tỉnh điều động đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm về tỉnh và điều động đồng chí Nguyễn Thượng Hải về làm Bí thư Huyện ủy.  

          8. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII (Nhiệm kỳ 2015 – 2020)

  Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2015 – 2020) họp từ ngày 17-19/8/2015 tại Hội trường Uỷ ban nhân dân huyện Cư M’gar. Tham dự Đại hội có 215 đại biểu thuộc 49 TCCS Đảng.

- Về kinh tế: Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010 -2015 đạt 7,93%/năm. Trong đó, giá trị nông – lâm – ngư nghiệp tăng 1,18%, công nghiệp – xây dựng tăng 13,73%; thương mại - dịch vụ tăng 16,66%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 50,78%, giảm 12,83%, công nghiệp - xây dựng 18,7%, tăng 2,32%; thương mại - dịch vụ 30,52%. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 đạt 4235 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 29 triệu đồng.

Kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển, đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hiện nay, có 98% diện tích ngô, 100% diện tích cà phê tái canh và 68% diện tích lúa nước sử dụng giống mới, cho năng suất cao. Cây công nghiệp dài ngày vẫn được xác định là cây trồng chủ lực, toàn huyện có 48.371 ha cây công nghiệp lâu năm, tổng sản lượng lương thực năm 2015 ước đạt 90.323 tấn.

Chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại và theo hướng công nghiệp; tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2015 đạt 11%.

Công nhiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng phát triển khá, giá trị sản xuất bình quân đạt 13,73%/năm, giá trị sản xuất năm 2015 ước đạt 780 tỷ đồng, tăng 370 tỷ đồng so với năm 2010. Thương mại – dịch vụ phát triển đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và tiêu dùng của Nhân dân; giá trị năm 2015 đạt 3670 tỷ đồng, tăng 2075 tỷ đồng so với năm 2010. 

Giao thông – vận tải tiếp tục phát triển, viễn thông được mở rộng về quy mô và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng được nhu cầu thông tin, giải trí và hưởng thụ văn hóa của Nhân dân.

 Thu ngân sách 5 năm đạt 667 tỷ đồng, trong đó có 3/5 năm vượt chỉ tiêu tỉnh giao. Về chi ngân sách bảo đảm cho chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển…

 Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, nâng cấp, tỷ lệ nhựa hoá, bê tông hoá đường huyện đạt 88%, đường đô thị đạt 56%, đường xã đạt 44%, đường trục thôn xóm đạt 20%, đường nội đồng đạt 30%. Hệ thống điện được tiếp tục đầu tư,y đã có 99,47% thôn, buôn có điện và 95,53% hộ dùng điện.

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã có 04 xã đạt 15 - 18 tiêu chí; 09 xã đạt 10-14 tiêu chí; 01 xã đạt 8 tiêu chí.

        - Về văn hóa – xã hội: Sự nghiệp giáo dục có bước phát triển, chất lượng giáo dục được nâng lên, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn. Ước đến cuối 2015 có 36 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 41,86%; Huyện đạt chuẩn phổ cập MN cho trẻ 5 tuổi, đồng thời tiếp tục giữ vững đạt chuẩn phổ cập GDTH đúng độ tuổi và phổ cập THCS. 

Công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân có nhiều tiến bộ, 100% xã, thị trấn có bác sỹ, 100% thôn, buôn, tổ dân phố có cán bộ y tế, có 11/17 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. 

Hàng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,03%. 

Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển sâu rộng, có 112/189 thôn, buôn, tổ dân phố và 128 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá; 14/17 xã, thị trấn đăng ký xây dựng “xã văn hoá nông thôn mới”, trong đó có 01 xã đạt chuẩn; huyện đăng ký xây dựng huyện văn hoá.

 Về Quốc phòng an ninh: Chăm lo củng cố quốc phòng vững mạnh toàn diện; tổ chức diễn tập, vận hành cơ chế theo Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị từ huyện đến cơ sở. Công tác gọi thanh niên nhập ngũ và xây dựng lực lượng DQTV hàng năm đều đạt 100% kế hoạch.

- Về xây dựng Đảng: Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên; việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được triển khai sâu rộng. Cụ thể hoá việc “làm theo”, bằng việc thực hiện Chỉ thị số 16-CT/HU, công văn số 258 - CV/HU về tiết kiệm 1000 đồng/1ngày/1 người. Đến nay, số tiền tiết kiệm gần 4,5 tỷ đồng đã giải ngân để hỗ trợ xây dựng và sửa nhà ở cho 115 hộ gia đình chính sách, hộ nghèo.

Công tác tổ chức xây dựng Đảng có nhiều chuyển biến tích cực, trong 5 năm đã kết nạp 1134 đảng viên mới, đạt 113,4% chỉ tiêu nghị quyết, 100% thôn, buôn, TDP có chi bộ và đảng viên là người tại chỗ và 96,6% trường học có chi bộ. Kết quả phân loại năm 2014, có 37/49 TCCS đảng TSVM, đạt 75,5%, 8/49 TCCS đảng HTTNV, đạt 16,32%, 04 TCCS Đảng HTNV, chiếm 8,16%; không có TCCS Đảng yếu kém. 

Công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, từ đó góp phần chấn chỉnh được các hành vi vi phạm của tổ chức Đảng và đảng viên.

Thường xuyên kiện toàn củng cố bộ máy chính quyền từ huyện đến cơ sở nhằm phát huy được vai trò quản lý và điều hành trên các lĩnh vực. Tập trung xây dựng Mặt trận và các đoàn thể vững mạnh, hoạt động ngày càng có hiệu quả.

Đại hội xác định mục tiêu là: “Tiếp tục củng cố, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện; huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển nông nghiệp gắn với thị trường, kết hợp phát triển công nghiệp - dịch vụ, nhất là công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo quốc phòng – an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Xây dựng huyện Cư M’gar cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020”.

 Đại hội bầu BCH Đảng bộ Huyện khoá VIII gồm 43 đồng chí, bầu Ban Thường vụ 13 đồng chí, đồng chí Nguyễn Thượng Hải được bầu làm Bí thư Huyện uỷ, các đồng chí Y Thek Niê, Lê Nam Cao được bầu làm Phó Bí thư Huyện ủy, đến năm 2015 đồng chí Phạm Văn Trình nghỉ hưu theo chế độ, đồng chí Trương Văn Chỉ được bầu làm Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện. Đến năm 2018 đồng chí Nguyễn Thượng Hải được điều về tỉnh, đồng chí Nguyễn Đình Viên được điều động về làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Lê Nam Cao được Tỉnh ủy điều động đi làm Bí thư Huyện ủy Krông Bông, đồng chí Nay H’ Nan được điều động về làm Phó Bí thư Huyện ủy.

9. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX (Nhiệm kỳ 2020 – 2025)

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cư M’gar lần thứ IX diễn ra từ ngày 17 - 18/8/2020 tại Hội trường Huyện ủy. Tham dự Đại hội gồm có 249 đại biểu đại diện cho 5.121 đảng viên của 46 TCCS Đảng, trong đó có 39 đại biểu đương nhiên, 210 đại biểu được bầu từ các TCCS Đảng. Phương châm của Đại hội được xác định: “đoàn kết, dân chủ, sáng tạo, phát triển”.

Đại hội khẳng định: Trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản trên các lĩnh vực đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2015 - 2020 đạt 10,21%/năm. Trong đó, giá trị nông – lâm – ngư  nghiệp tăng 4,54%, công nghiệp – xây dựng tăng 12,72%; thương mại - dịch vụ tăng 16,75%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Tổng giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 13.530 tỷ đồng, tăng 1,62 lần so với năm 2015. Giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 85 triệu đồng.

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đến cuối năm 2020, dự kiến có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 1 xã chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong  nhiệm kỳ Nhân dân trong huyện đã đồng thuận, đóng góp hơn 51 tỷ đồng, 21.671 ngày công và hiến gần 58.000m2 đất để xây dựng đường giao thông và các công trình phúc lợi xã hội. 

Lĩnh vực văn hoá – xã hội có nhiều tiến bộ, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được bảo đảm; an sinh xã hội được chăm lo; đời sống vật chất và tinh thần của người dân tiếp tục được nâng lên. Tính đến 7-2020, toàn huyện có 50/83 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 60%.

 Quốc phòng toàn dân được củng cố vững chắc, an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hàng năm, công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ đạt 100% chỉ tiêu; tỷ lệ điều tra, phá án đạt trên 85%. 

Công tác xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong nhiệm kỳ đã kết nạp được 1051 đảng viên, đạt 105.1% kế hoạch, 100% thôn, buôn, TDP, trường học có chi bộ và đảng viên là người tại chỗ, 138/189 chi bộ thôn, buôn, TDP có chi ủy. Công tác kiểm tra, giám sát được quan tâm đã tổ chức kiểm tra 13 tổ chức Đảng, 139 đảng viên có dấu hiệu vi phạm và giải quyết 28 đơn thư tố cáo liên quan đến đảng viên. 

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội phát huy được vai trò giám sát và phản biện xã hội, đoàn kết tập hợp Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Trong nhiệm kỳ đã vận động Quỹ “vì người nghèo” được 2,128 tỷ đồng, Quỹ tiết kiệm 1000 đồng/1 ngày được 8,6 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được 250 nhà cho gia đình chính sách, hộ nghèo và 505 nhà 167.

* Đại hội xác định mục tiêu: Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết các dân tộc. Đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu. Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng huyện Čư M’gar phát triển nhanh, bền vững.

Đại hội bầu BCH Đảng bộ huyện khóa IX gồm 38 đồng chí (khuyết 3 đồng chí) bầu Ban Thường vụ 12 đồng chí (khuyết 01 đồng chí) đồng chí Nguyễn Đình Viên được bầu làm Bí thư Huyện ủy, đồng chí Nay H’Nan, Lê Nam Cao được bầu làm Phó Bí thư Huyện ủy. Tháng 11/2022 đồng chí Lê Nam Cao được điều động về tỉnh, đồng chí Vũ Hồng Nhật được điều động về làm Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện. Đến tháng 7/2023 đồng chí Nguyễn Đình Viên được điều động về tỉnh, đồng chí Trần Đình Nhuận được điều động về làm Bí thư Huyện ủy. 

10. Kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ Nghị quyết Đại hội IX

* Kết quả thực hiện 3 chương trình trọng tâm, đột phá 

            - Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả tích cực, đến nay đã có 18 doanh nghiệp liên kết sản xuất, tư vấn kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm với các Hợp tác xã. Đẩy mạnh chăn nuôi, theo hướng tập trung, công nghệ cao; xây dựng vùng chuyên canh sầu riêng và thương hiệu sầu riêng Cư M’gar. Triển khai Chương trình sản xuất kết hợp với Bảo tồn nguồn tài nguyên và An sinh xã hội huyện Cư M’gar (còn gọi là Compact Cư M’gar) giai đoạn 2021-2025, được triển khai tại 17 xã, thị trấn, chương trình hướng đến hình thành vùng nguyên liệu bền vững quy mô lớn (VSA) vào năm 2025 và là một phần trong mục tiêu tổng thể “Vùng nguyên liệu bền vững quy mô lớn tỉnh Đắk Lắk” do IDH hỗ trợ.

- Chương trình đẩy mạnh thu hút đầu tư huyện chủ động mời gọi nhiều Tập đoàn, Doanh nghiệp lớn đến và đầu tư trên địa bàn huyện, đến nay, trên địa bàn huyện có 10 dự án đầu tư đã được phê duyệt và đang triển khai thực hiện, với tổng kinh phí đầu tư là 1.643 tỷ đồng.

- Chương trình cải cách hành chính gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ công chức huyện đã ban hành và chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Để tạo đột phá trong công tác cán bộ huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo vệ đề án trước khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo (năm 2017) và tổ chức thi tuyển dụng công chức cấp xã, viên chức sự nghiệp giáo dục và viên chức sự nghiệp khác an toàn, nghiêm túc; thực hiện tốt công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị, địa phương của huyện. Kết quả đã thực hiện sáp nhập 18 thôn, buôn, tổ dân phố, 1 Trung tâm DGNN - GDTX và 5 trường học.

* Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu:

- Về kinh tế

Tổng giá trị sản xuất chủ yếu năm 2022 (theo giá so sánh 2010) đạt 13.098 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2020 – 2022, đạt 9,87%.

 Cơ cấu kinh tế (theo giá hiện hành) tính đến năm 2022: Thương mại, dịch vụ chiếm 39,82%; Nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 37,48%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 22,70%. 

Tổng giá trị sản xuất bình quân đầu người (theo giá hiện hành) tính đến năm 2022: đạt 101,7 triệu đồng/người/năm.

Tổng huy động vốn toàn xã hội đến nay đạt trên 21.605 tỷ đồng, chi đầu tư phát triển bình quân đạt 231 tỷ đồng.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện là 346,750 tỷ đồng.

 Có 13/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới. 

Đảm bảo nước tưới cho 80% diện tích cây trồng. 

Nhựa hóa và bê tông hóa đường huyện đạt 100%, đường xã đạt 82,73%, đường trục thôn, buôn và cứng hóa nội đồng đạt 67,31%.

Thành lập mới 140 doanh nghiệp, 19 Hợp tác xã, với tổng số vốn đăng ký điều lệ là 68,97 triệu đồng. 

- Văn hóa – Xã hội

Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm trung bình đạt đạt 0,58%; vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 0.84% trở lên; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến nay là 8,5%o.

Giải quyết việc làm cho 9.318 lao động, đạt 62.12% 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 67,3%, đạt 92,19% 

Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân, đạt 69,64% 

 Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%, xóa mù chữ mức độ 2 đạt 76,47%; tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98.7%; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt 94,12%; phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, đạt 23,53%. Toàn huyện có 52/74 trường công lập từ mầm non đến THPT đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, tỷ lệ 70,27%. Tỷ lệ trường học kiên cố hóa, bán kiên cố hóa đạt 100%, trong đó tỷ lệ kiên cố hóa đạt 40.2%.

Duy trì 100% xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ đạt 2,52 bác sĩ/1 vạn dân và 12 giường/1 vạn dân; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 14,54%.

 Có 121/171 thôn, buôn, tổ dân phố đạt “Khu dân cư văn hoá”, đạt 74,48%; có 90,2% gia đình đạt danh hiệu “gia đình văn hoá”.

- Môi trường 

Có 93.47% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; xử lý chất thải rắn đạt 87%; Chất thải y tế xử lý đạt 100%.

Tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2022 đạt 9.4 %.

 - Quốc phòng – An ninh

Hàng năm hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ, bảo đảm chất lượng, trong nhiệm kỳ, tổ chức diễn tập theo Nghị quyết 28-NQ/TW cấp huyện 1 lần; diễn tập từ 4 – 5 xã, thị trấn  

Tỷ lệ điều tra, phá án đạt 85%; 17/17 xã thị trấn đạt vững mạnh về quốc phòng – an ninh.

- Xây dựng hệ thống chính trị

Kết nạp được 361 đảng viên; Hàng năm, có 85% TCCS Đảng HTTNV trở lên, trong đó Đảng bộ xã, thị trấn đạt 100%, không có TCCS Đảng không HTTN. Phân loại đảng viên hàng năm có trên 96% đảng viên HTTNV.

Hàng năm Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đều được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

IV. MỘT SỐ CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU ĐẾN NĂM 2025

* Kinh tế 

(1) Tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2020 -2025 từ 8 - 9%, trong đó nông, lâm, ngư nghiệp tăng 6 - 7%, công nghiệp – xây dựng tăng 11 - 12%; thương mại - dịch vụ tăng 8 - 9%. 

(2) Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành) đến năm 2025: thương mại - dịch vụ chiếm 40 - 41%; nông – lâm nghiệp chiếm 34 - 35%; công nghiệp - xây dựng chiếm 24 - 25%.

(3) Giá trị sản xuất bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 125 triệu đồng/năm.

(4) Tổng huy động vốn toàn xã hội 5 năm đạt 42.900 tỷ đồng trở lên.

(5) Thu ngân sách trên địa bàn huyện (thuế, phí, lệ phí) tăng bình quân hàng năm 10% trở lên. 

(6) Phấn đấu đến năm 2021, có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới; đến năm 2025 có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

(7) Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến năm 2025:

- Thủy lợi: Bảo đảm chủ động nước tưới cho 87% diện tích cây trồng.

- Giao thông: nâng cấp nhựa hóa, bê tông đường Huyện đạt 100%, đường đô thị đạt 100%, đường xã đạt 100%; đường trục thôn, buôn và cứng hóa nội đồng đạt 80%.

(8) Mỗi năm thành lập mới từ 20-25 doanh nghiệp; từ 3-4 hợp tác xã; 10 tổ hợp tác.

- Văn hóa - xã hội

(9) Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1 - 1,5% mỗi năm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3% trở lên.

(10) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,5%0. Dân số năm 2025 khoảng trên 188.300 người.

(11) Giải quyết việc làm trong 5 năm cho trên 15.000 lao động, xuất khẩu lao động 600 lao động.

(12) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 73% trở lên.

(13) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 95%.

(14) Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ mức độ 1; tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 98%; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2. Đến năm 2025 có 80% trường công lập đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 3 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Tỷ lệ trường học kiên cố hóa, bán kiên cố hóa đạt 100% (trong đó: tỷ lệ kiên cố hóa đạt 45%).

(15) Tiếp tục duy trì 100% xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế; phấn đấu đạt tỷ lệ 4,1 bác sĩ/1 vạn dân và 12 giường bệnh/1 vạn dân; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 15%.

(16) Đến năm 2025 có 100% xã, thị trấn đạt chuẩn văn hóa và đô thị văn minh; có 95% thôn, buôn, tổ dân phố đạt khu dân cư văn hóa; 90% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. 

- Môi trường

(17) Đến năm 2025, trên 90% hộ gia đình nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; 95% hộ gia đình ở đô thị sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó 50% sử dụng nước sạch); xử lý chất thải rắn đạt 90% trở lên; 100% chất thải y tế được xử lý đạt chuẩn theo quy định. 

(18) Diện tích rừng trồng mới hàng năm 40 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng đến 2025 đạt khoảng 10%.

- Quốc phòng – an ninh

(19) Xây dựng lực lượng vũ trang đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. Hàng năm, hoàn thành 100% chỉ tiêu gọi công dân nhập ngũ, bảo đảm chất lượng chính trị. Trong nhiệm kỳ, tổ chức diễn tập theo Nghị quyết 28-NQ/TW cấp Huyện 1 lần; mỗi năm tổ chức diễn tập từ  4 – 5 xã, thị trấn.

(20) Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tỷ lệ điều tra phá án hình sự đạt 85% trở lên, trong đó, tỷ lệ điều tra khám phá án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng trên 95%; hàng năm phấn đấu giảm tai nạn giao thông trên 5% cả 3 mặt về số vụ, số người chết, số người bị thương.

(21) Hàng năm, 100% xã, thị trấn giữ vững ổn định về quốc phòng – an ninh.

- Xây dựng hệ thống chính trị

(22) Phấn đấu trong nhiệm kỳ kết nạp 1000 đảng viên mới; có 85% TCCS Đảng có làm công tác phát triển đảng, trong đó 100% xã, thị trấn có làm công tác phát triển đảng viên. Hàng năm có 80% TCCS Đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó Đảng bộ xã, thị trấn đạt trên 70%, không có TCCS Đảng không hoàn thành nhiệm vụ. Phân loại đảng viên hàng năm có 95% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; 100% cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm, đề bạt bảo đảm đúng tiêu chuẩn.

Hàng năm có 25% tổ chức Đảng được kiểm tra, giám sát, 50% đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức và 30% đảng viên nông thôn được kiểm tra đảng viên chấp hành. Hàng năm, kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết đơn thư tố cáo đạt 90% trở lên; giải quyết khiếu nại đạt 100%.

(23) Xây dựng chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh.
KẾT LUẬN

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam và sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự hỗ trợ của HĐND, UBND và các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh. Đảng bộ, quân và nhân dân các dân tộc trong huyện đã  nỗ lực phấn đấu trong suốt 40 năm qua đạt được nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa lịch sử chính trị, những thành tựu đó chính là sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo các quan điểm, nghị quyết của Đảng, nhất là từ khi Đảng ta đề ra đường lối đổi mới đánh dấu bước chuyển quan trọng trong nhận thức và từ đó đã xây dựng các Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Quán triệt quan điểm của Đảng phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, văn hóa là nền tảng tinh thần trong 40 năm qua huyện đã dành nhiều công sức, trí tuệ tập trung cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, xây dựng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trên địa bàn huyện. 

Chúng ta đang bước vào một thời kỳ của sự phát triển mới, những thành tựu mà huyện đã đạt được của 40 năm qua sẽ là những động lực để thúc đẩy sự phát triển trên các lĩnh vực của huyện trong thời kỳ mới. Với những thành tựu nổi bật đó mỗi chúng ta hôm nay đang sinh sống trên mảnh đất Cư M’gar anh hùng đều có quyền tự hào với những kết quả mà Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết vượt qua bao khó khăn thách thức để giành được. Với truyền thống anh hùng và đoàn kết Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện nhà nhất định sẽ vượt qua những khó khăn, thức thách để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng trên các lĩnh vực mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IX đề ra. Thành tựu đã đạt được trong thời gian qua là nền móng quan trọng cho sự phát triển trong thời gian tới, toàn thể cán bộ đảng viên, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và Nhân dân các dân tộc huyện Cư M’gar tiếp tục phát huy những thành tích chúng ta đạt được, ra sức thi đua, quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đề ra cùng với tỉnh và cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 

                                           

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang