Thứ bảy, ngày 22 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 24/11/2017

Hiệu quả bước đầu trong công tác tái canh cà phê ở xã Ea Kpam

Xã Ea Kpam là một trong những địa phương có diện tích cà phê lớn của huyện Cư M'gar với 1.281 ha. Do được trồng từ những năm 1990, nên nhiều diện tích đều đã già cỗi, hết chu kỳ sản xuất, cho năng suất thấp. Vì vậy những năm gần đây, bà con nông dân ở xã Ea Kpam đã chủ động và tích cực "trẻ hóa" các vườn cà phê bằng cách tái canh hoặc ghép cải tạo, cách làm này đã và đang mang lại năng suất, hiệu quả cho người sản xuất, mở ra hướng phát triển trong thâm canh cà phê theo hướng bền vững.

Vườn cà phê 6,5 sào của gia đình ông Nguyễn Văn Hồng ở thôn Tân Lập xã EaKpam được trồng từ những năm 1990, vườn cây hàng năm cho trái nhỏ, năng suất thấp, chỉ đạt từ 01 đến 1,5 tấn nhân xô. Năm 2014, với sự tư vấn, hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và Hội Nông dân xã, ông Hồng đã mạnh dạn thực hiện ghép cải tạo 2,5 sào cà phê gần nhà. Đến nay 2,5 sào cà phê của gia đình ông đã cho thu hoạch, ước đạt 1,5 tấn nhân xô. Số diện tích còn lại, vào năm 2015 gia đình ông Hồng tiến hành nhổ bỏ trồng mới với giống cà phê TR7 (được ghép trước 02 năm trong bịch). Nhờ trồng và chăm sóc theo đúng hướng dẫn kỹ thuật, nên vườn cây của gia đình ông Hồng phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh, nhất là kháng được bệnh gỉ sắt, khả năng phân cành nhiều, tỷ lệ đậu quả cao, quả to và năm nay bắt đầu cho thu bói.

Vườn cà phê tái canh của gia đình bà Nguyễn Thị Thanh ở thôn 6, xã Ea Kpam

Bằng kinh nghiệm cá nhân, cộng với việc được tham quan, học hỏi từ các mô hình tái canh, nên trong 02 năm 2012 và 2013, gia đình bà Nguyễn Thị Thanh ở thôn 6 xã Ea Kpam cũng đã quyết định thực hiện tái canh bằng cách ghép cải tạo và trồng mới 01 ha cà phê của gia đình bằng các giống mới ít bị sâu bệnh, tán nhiều, cho năng suất ổn định như giống: TR 4, TR 5, TR 6, TR 7, TR 8. Niên vụ cà phê 2015-2016 mất mùa  do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhưng gia đình bà Thanh cũng đã thu được 2,8 tấn cà phê nhân xô, và niên vụ cà phê năm nay, gia đình bà Thanh dự tính sẽ được khoảng 3,5 tấn cà phê nhân xô. Để thực hiện tái canh cà phê mang lại hiệu quả, theo bà Thanh, ngoài việc chọn được giống tốt, thì khâu quan trọng vẫn là khâu chăm sóc.  

Cũng như các địa phương khác trong huyện, cây cà phê là cây trồng chủ lực của bà con nông dân ở xã Ea Kpam. Tuy nhiên hiện nay, khoảng 40% diện tích cà phê ở xã Ea Kpam đã được trồng từ 15 đến 20 năm. Để nâng cao giá trị và phát triển cà phê theo hướng bền vững, từ năm 2015 đến nay, bà con nông dân ở xã Ea Kpam đã tái canh trồng mới được 66 ha cà phê, thực hiện ghép cải tạo được hơn 20 ha, phần lớn các diện tích này đều phát triển tốt, ít sâu bệnh gây hại.

Với mục tiêu tăng năng suất, chất lượng và phát triển cà phê theo hướng bền vững, hiện nay nhu cầu tái canh cà phê của bà con nông dân trên địa bàn huyện nói chung và ở xã Ea Kpam nói riêng rất cao. Riêng từ năm 2015 đến nay, toàn huyện đã thực hiện tái canh được 1.914 ha cà phê. Tuy nhiên ngành nông nghiệp huyện nhà khuyến khích bà con nông dân không nên tái canh ồ ạt, mà cần thực hiện tái canh từng phần trên vườn cây. Với cách làm "cuốn chiếu" sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập, vốn thực hiện tái canh và đầu tư chăm sóc. Đặc biệt khi thực hiện tái canh nên lựa chọn những cơ sở cung cấp giống có uy tín, đảm bảo chất lượng, nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất./.

Công Phong

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang