Thứ sáu, ngày 21 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 12/01/2017

Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng nấm cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở huyện Cư M'gar

Trong những năm qua bằng nguồn vốn sự nghiệp, hàng năm, UBND huyện CưM'gar đã xây dựng các mô hình phát triển kinh tế thôn-buôn dành cho hộ nghèo. Từ hoạt động này đã giúp hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với các tiến bộ KHKT-công nghệ trong trồng trọt-chăn nuôi để vươn lên thoát nghèo bền vững. Điển hình như mô hình trồng nấm tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi giai đoạn 2011-2015, huyện CưM'gar đã xác định: Tập trung đẩy mạnh công tác chuyển giao các tiến bộ KHKT-công nghệ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông-lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng xuất chất lượng cây trồng, vật nuôi, sản phẩm sau thu hoạch, từng bước xây dựng các biện pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì vậy, trong những năm qua, huyện CưM'gar đã tập trung xây dựng và đưa các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng trọt mang hiệu quả cao vào phát triển kinh tế, gắn với công tác xóa đói giảm nghèo bền vững trong bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số. Để mang lại hiệu quả, trong quá trình triển khai xây dựng các mô hình, huyện CưM'gar lựa chọn, cân nhắc kỹ lưỡng, nên hầu hết các mô hình đưa vào triển khai đều phát huy hiệu quả thiết thực, giúp hộ nghèo vùng đồng  bào dân tộc thiểu số có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững… Chúng tôi đã tới thăm mô hình trồng nấm sò, nấm mộc nhĩ được triển khai thực hiện tại gia đình anh Y Blắp Bkrông ở buôn EaSang xã EaH'đing (một trong 5 hộ gia đình được hưởng lợi từ chương trình). Gia đình anh Y Blắp Bkrông thuộc diện hộ nghèo, không có đất sản xuất, hàng ngày anh chị phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống. Từ khi tham gia vào mô hình, anh chị được cán bộ khuyến nông tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí thực hiện mô hình. Tận dụng 30m2 đất ở trước nhà trước đây bỏ không, gia đình anh làm trại trồng nấm. Hàng ngày anh tranh thủ thời gian rảnh chăm sóc trại nấm theo đúng quy trình, kỹ thuật mà cán bộ khuyến nông hướng dẫn. Sau 25 ngày chăm sóc nấm sò, nấm mộc nhĩ, gia đình anh Y Blắp Bkrông đã có thêm nguồn thu nhập. Nhận thấy mô hình trồng nấm có thể phát huy hiệu quả, vừa qua, gia đình anh chị vay vốn hộ nghèo từ Phòng giao dịch chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội huyện để đầu tư mở rộng trại nấm của gia đình.

Gia đình anh Y Răk Mlô ở buôn Đing xã CưDLiêM'Nông cũng được tham gia thực hiện mô hình. Anh Y Răk Mlô tâm sự: Khi được trực tiếp tham quan mô hình, cán bộ khuyến nông giới thiệu về quy trình trồng nốm sò và nấm mộc nhĩ, anh thấy mô hình này đơn giản, dễ làm, hiệu quả kinh tế lại cao, phù hợp với những gia đình không có đất sản xuất, hoặc có nhân công nhàn rỗi. Anh đã về vận động bà trong buôn trồng nấm sò và mộc nhĩ để phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống".

Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Bảy – Trưởng Trạm khuyến nông huyện CưM'gar cho biết: "Thực hiện mô hình phát triển kinh tế cho hộ nghèo, bằng nguồn vốn kinh tế sự nghiệp của huyện, từ năm 2014 Trạm Khuyến nông huyện đã xây dựng các mô hình trồng nấm sò và nấm mộc nhĩ cho các hộ gia đình nghèo ở các xã EaTul, CuôrĐăng, EaRơng, EaTar, thị trấn EaPốk. Qua kiểm tra cho thấy - các mô hình đều phát triển tốt, người được hưởng lợi từ mô hình rất phấn khởi. Từ những mô hình trồng nấm này, đến nay ở các buôn đồng bào dân tộc thiểu số đã có nhiều hộ gia đình trồng nấm để phát triển kinh tế. Nhưng có lẽ cái được lớn nhất của mô hình đó là mở ra hướng làm kinh tế mới, cách áp dụng KHKT mang lại hiệu quả cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số, từ đó giúp hộ nghèo thay đổi tư duy, tập quán canh tác, giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Sau khi kết thúc việc thu hoạch nấm sò và nấm mộc nhĩ, cán bộ khuyến nông của Trạm tiếp tục hướng dẫn người dân tận dụng nguồn mùn cưa đã thải ra để làm nấm rơm để tăng thêm nguồn thu nhập cho người sản xuất".

Ngoài hiệu quả về kinh tế, thông qua mô hình còn giúp bà con thay đổi nhận thức, tập quán canh tác truyền thống, góp phần thực hiện thắng lợi đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng-vật nuôi trên địa bàn./.

Công Phong

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang