Thứ sáu, ngày 21 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 16/11/2021

HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN CỦA ANH NGUYỄN CÔNG TUẤN, THÔN 2, XÃ EA KIẾT

Trong những năm lại đây nhiều người chăn nuôi lợn bị thua lỗ nặng, bỏ chuồng nuôi do bị dịch tả lợn châu phi. Tuy nhiên nhờ làm tốt công tác phòng dịch, gắn với chăn nuôi an toàn, dịch bệnh nên anh Nguyễn Công Tuấn ở thôn 2 xã Ea Kiết đã rất thành công với mô hình chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, nhờ vậy gia đình anh đã bảo vệ được đàn lợn vượt qua được dịch tả lợn châu phi và thu về số tiền lãi hàng trăm triệu đồng/năm.

anh Nguyễn Công Tuấn đang giới thiệu mô hình chăn nuôi

Đến thăm trang trại của gia đình anh Nguyễn Công Tuấn – thôn 2, xã Ea Kiết mới thấy sự tiến bộ trong chăn nuôi của gia đình anh. Từ việc kiểm soát ra vào chặt chẽ, rắc vôi bột từ cổng vào, phun khử trùng toàn bộ trang trại và khu vực chăn nuôi mỗi ngày ít nhất 1 lần là quy định nghiêm ngặt mà anh Tuấn áp dụng từ nhiều năm nay. Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Công Tuấn cho biết: gia đình anh hiện nuôi hơn 200 con lợn, trong đó có 18 con lợn nái để cung cấp giống. Để chăn nuôi lợn phát triển người chăn nuôi cần năm chắc kỹ thuật từ làm chuồng cho đến phòng bệnh và chăm sóc. Chuồng nuôi lợn phải được thiết kế xây dựng cao, thoáng mát vào mùa nắng nóng và ấm áp vào mùa mưa. Cuối năm 2019, 2020 và 2021 là thời điểm dịch tả lợn châu phi bùng phát làm nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ nặng, tuy nhiên nhờ làm tốt công tác phòng dịch bệnh, an toàn chuồng nuôi, nên các lứa lợn của gia đình anh Tuấn đều bình an vô sự. Mỗi năm gia đình anh Tuấn xuất chuồng 3 lứa lợn hơi, khoảng trên 50 tấn. Theo tính toán của anh Tuấn trừ toàn bộ chi phí gia đình anh lãi khoảng 200 triệu đồng. Cũng theo lời anh Tuấn, anh bén duyên với nghề chăn nuôi lợn được 5 năm. Khi mới bước vào chăn nuôi, do chưa nắm vững kỹ thuật, đặc điểm sinh trưởng, phát triển của lớn, nhất là chăn nuôi an toàn nên anh đã nhiều lần thất bại, đàn lợn rất hay bị bệnh, tiền thuốc men, thức ăn chăn nuôi thì tốn kém nhưng năng suất lại rất thấp. Sau khi đi thăm quan, học hỏi các hộ chăn nuôi trong và ngoài tỉnh, anh đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến đàn lợn gia đình nuôi kém hiệu quả phần lớn là do môi trường chăn nuôi không đảm bảo. Từ đó anh đã thử nhiều giải pháp để xử lý chất thải trong chăn nuôi. Anh quyết định đầu tư xây dựng chuồng trại, xây dựng hệ thống Biogas để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Anh cũng quyết định mua 18 con lợn nái tại một trang trại ở Đồng Nai về chăn nuôi để cung cấp lợn con cho trang trại của gia đình mình, nhằm đảm bảo nguồn giống tốt, an toàn trong chăn nuôi. Anh Tuấn cho biết: chăn nuôi lợn nái, hay lợn thịt thì người chăn nuôi phải nắm chắc kỹ thuật, từ khâu phòng bệnh cho đàn lợn, đặc biệt muốn có thu nhập cao thì phải chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Lợn được nuôi trong môi trường an toàn, sạch sẽ, khô, thoáng, ít dịch bệnh, chi phí thấp, năng suất cao.

Là người rất tâm huyết với nghề chăn nuôi lợn, ngoài việc làm giàu cho gia đình, anh Tuấn luôn tận tâm chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi lợn cho các hộ dân khác trong và ngoài xã, giúp các hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Nói về kỹ thuật chăn nuôi lợn, anh Tuấn chia sẻ thêm, muốn đàn lợn sinh trưởng và phát triển tốt thì đòi hỏi người chăn nuôi phải thường xuyên thăm quan các trang trại chăn nuôi lợn, cập nhật những khoa học kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào trang trại của mình.

Trong bối cảnh chăn nuôi lợn ở nông hộ vẫn là sinh kế chính của nhiều hộ gia đình ở nông thôn, thì mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học, vượt qua dịch tả lợn châu phi của gia đình anh Nguyễn Công Tuấn - ở thôn 2, xã Ea Kiết  là bài học để nhiều gia đình có thể áp dụng góp phần phát triển kinh tế gia đình./.

Công Phong

 

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang