Hội LHPN xã Ea Tul với những hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống
Thời gian qua Hội LHPN xã Ea Tul đã tích cực chủ động triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế. Qua đó từng bước giúp chị em thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
Mô hình Vườn rau hạnh phúc của Hội LHPN xã Ea Tul
Hiện nay Hội LHPN xã Ea Tul có 1.611 hội viên tham gia sinh hoạt ở 11 Chi hội thôn, buôn, trong đó chủ yếu là người đồng bào dân tộc ÊĐê. Để giúp hội viên cải thiện thu nhập, Hội LHPN xã Ea Tul đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế phù hợp với phong tục, tập quán. Đồng thời chủ động học tập, ứng dụng các tiến bộ KHKT-công nghệ, mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất, cải tạo vườn tạp, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, tích cực hỗ trợ giúp nhau về vốn, cây, con giống, vật tư nông nghiệp để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình…
Chỉ với 02 con dê giống ban đầu do Hội LHPN xã Ea Tul hỗ trợ, sau gần 02 năm chăn nuôi, đến nay đàn dê gia đình chị H'Nuă Ayun ở buôn Sah B (xã Ea Tul) đã phát triển thành 09 con. Chị H'Nuă Ayun tâm sự: Trước đây gia đình có nuôi 02 con heo nhưng hiệu quả kinh tế không cao, nên đành nghỉ không nuôi nữa. Sau khi chị tham gia mô hình "Phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ thay đổi nếp nghĩ, cách làm", chị đã được tư vấn, hướng dẫn về các mô hình phát triển kinh tế, được tổ chức Hội hỗ trợ dê giống để chăn nuôi. Đồng thời được học tập KHKT-công nghệ chuyển đổi gần 01 ha cà phê già cỗi, kém năng suất sang các loại cây ăn trái có giá trị như: sầu riêng, bơ, mít Thái, hồ tiêu…để nâng cao thu nhập. Chị H'Nuă Ayun ở buôn Sah B, xã Ea Tul nói: Trước đây gia đình tôi nuôi heo nhưng do không có tiền mua thức ăn nên heo chậm lớn, kém hiệu quả đành không nuôi nữa. Sau đó gia đình được Hội Phụ nữ hỗ trợ dê giống để chăn nuôi. Nuôi dê đơn giản hơn nuôi heo nhiều, nuôi dê không tốn tiền mua thức ăn, nuôi dê chỉ tốn công đi cắt cỏ, cắt lá, nếu có ngô thì cho ăn thêm. Đồng thời có thêm nguồn phân dê rất tốt để bón cho cây trồng…
Không chỉ gia đình chị H'Nuă Ayun, cả 14 thành viên tham gia mô hình "Phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ thay đổi nếp nghĩ, cách làm" ở xã Ea Tul đều nhận được sự hỗ trợ vốn từ Hội Phụ nữ để phát triển kinh tế, mỗi mô hình được hỗ trợ từ 10 đến 12 triệu đồng. Từ đó chị em đã đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế như: cải tạo vườn tạp, buôn bán tạp hóa nhỏ kết hợp trồng rau xanh và các mô hình chăn nuôi. Hiện nay các mô hình đều phát triển tốt, bước đầu mang lại những kết quả khá khả quan. Nhằm cụ thể hóa cuộc vận động "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế hộ phụ nữ dân tộc thiểu số", Hội LHPN xã Ea Tul còn gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình "05 không, 03 sạch". Đầu năm 2022, Hội LHPN xã Ea Tul được Hội LHPN huyện Čư M'gar chọn triển khai thực hiện mô hình điểm "Vườn rau hạnh phúc" của huyện. Qua đó chị em được cung cấp hạt giống, được tư vấn, hướng dẫn KHKT, tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp trồng rau xanh để đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình, tiết kiệm chi phí sinh hoạt hằng ngày. Chị H'Juil Ayun ở buôn Sah A (xã Ea Tul) cho biết: Gia đình có một số khoảnh đất trống quanh nhà, được Hội LHPN xã tuyên truyền, cung cấp hạt giống, hướng dẫn kỹ thuật, chị đã trồng các loại rau như: xà lách, bắp cải, đậu cô ve… Sau hơn một tháng trồng và chăm sóc, gia đình chị đã có rau sạch để ăn, tiết kiệm được tiền đi chợ. Bên cạnh đó còn góp phần tăng thêm thu nhập khi bán rau cho các hộ dân quanh vùng. Chị H'Juil Ayun ở buôn Sah A (xã Ea Tul) tâm sự: Đất này hồi xưa để trống chưa biết trồng thứ gì. Được Hội LHPN xã cho giống, mình đã trồng rau xanh, đỡ tốn tiền đi chợ mua rau, đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn, sạch sẽ. Không những cung cấp đủ rau xanh cho gia đình mà còn bán, người ta đến tận vườn để mua.
Đến nay Hội LHPN xã Ea Tul đã hỗ trợ xây dựng mô hình "Vườn rau hạnh phúc" với 400 hộ tham gia. Chị H'Wôn Niê - Chủ tịch Hội LHPN xã Ea Tul cho biết: Nhiều gia đình chị em đất sản xuất ít nên thường phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống, tuy nhiên công việc không ổn định, chủ yếu theo mùa vụ, thu nhập thấp. Nhằm hỗ trợ cho chị em phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình, ngoài việc tiếp tục duy trì các mô hình hiện tại, thời gian tới Hội sẽ tiếp tục vận động, hỗ trợ xây dựng nhiều hơn nữa các mô hình giúp chị em nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị H'Wôn Niê - Chủ tịch Hội LHPN xã Ea Tul nói: Đời sống sinh hoạt và sản xuất của chị em nói chung gặp nhiều khó khăn. Vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục vận động các nguồn lực để hỗ trợ cho chị em phát triển kinh tế. Trong đó tiến hành khảo sát gia đình hội viên, xem họ cần gì, thiếu gì để hỗ trợ phù hợp. Vận động chị em tận dụng thời gian nhàn rỗi để triồng rau, chăn nuôi thêm. Chúng tôi cũng đã làm việc với tổ chuyên làm tóc giả, dự định ra mắt mô hình làm tóc giả tại địa phương. Hiện đã vận động được 15 thành viên tham gia để tạo thêm thu nhập cho chị em…
Với nhiều giải pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực, Hội LHPN xã Eatul đã giúp chị em đổi mới tư duy, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, chủ động thay đổi phương thức sản xuất, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn./.
H'Xiu ÊbanThời gian qua Hội LHPN xã Ea Tul đã tích cực chủ động triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế. Qua đó từng bước giúp chị em thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi nếp nghĩ, cách làm để cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.
Hiện nay Hội LHPN xã Ea Tul có 1.611 hội viên tham gia sinh hoạt ở 11 Chi hội thôn, buôn, trong đó chủ yếu là người đồng bào dân tộc ÊĐê. Để giúp hội viên cải thiện thu nhập, Hội LHPN xã Ea Tul đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chị em thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế phù hợp với phong tục, tập quán. Đồng thời chủ động học tập, ứng dụng các tiến bộ KHKT-công nghệ, mạnh dạn chuyển đổi phương thức sản xuất, cải tạo vườn tạp, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, tích cực hỗ trợ giúp nhau về vốn, cây, con giống, vật tư nông nghiệp để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình…
Chỉ với 02 con dê giống ban đầu do Hội LHPN xã Ea Tul hỗ trợ, sau gần 02 năm chăn nuôi, đến nay đàn dê gia đình chị H'Nuă Ayun ở buôn Sah B (xã Ea Tul) đã phát triển thành 09 con. Chị H'Nuă Ayun tâm sự: Trước đây gia đình có nuôi 02 con heo nhưng hiệu quả kinh tế không cao, nên đành nghỉ không nuôi nữa. Sau khi chị tham gia mô hình "Phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ thay đổi nếp nghĩ, cách làm", chị đã được tư vấn, hướng dẫn về các mô hình phát triển kinh tế, được tổ chức Hội hỗ trợ dê giống để chăn nuôi. Đồng thời được học tập KHKT-công nghệ chuyển đổi gần 01 ha cà phê già cỗi, kém năng suất sang các loại cây ăn trái có giá trị như: sầu riêng, bơ, mít Thái, hồ tiêu…để nâng cao thu nhập. Chị H'Nuă Ayun ở buôn Sah B, xã Ea Tul nói: Trước đây gia đình tôi nuôi heo nhưng do không có tiền mua thức ăn nên heo chậm lớn, kém hiệu quả đành không nuôi nữa. Sau đó gia đình được Hội Phụ nữ hỗ trợ dê giống để chăn nuôi. Nuôi dê đơn giản hơn nuôi heo nhiều, nuôi dê không tốn tiền mua thức ăn, nuôi dê chỉ tốn công đi cắt cỏ, cắt lá, nếu có ngô thì cho ăn thêm. Đồng thời có thêm nguồn phân dê rất tốt để bón cho cây trồng…
Không chỉ gia đình chị H'Nuă Ayun, cả 14 thành viên tham gia mô hình "Phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ thay đổi nếp nghĩ, cách làm" ở xã Ea Tul đều nhận được sự hỗ trợ vốn từ Hội Phụ nữ để phát triển kinh tế, mỗi mô hình được hỗ trợ từ 10 đến 12 triệu đồng. Từ đó chị em đã đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế như: cải tạo vườn tạp, buôn bán tạp hóa nhỏ kết hợp trồng rau xanh và các mô hình chăn nuôi. Hiện nay các mô hình đều phát triển tốt, bước đầu mang lại những kết quả khá khả quan. Nhằm cụ thể hóa cuộc vận động "Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế hộ phụ nữ dân tộc thiểu số", Hội LHPN xã Ea Tul còn gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình "05 không, 03 sạch". Đầu năm 2022, Hội LHPN xã Ea Tul được Hội LHPN huyện Čư M'gar chọn triển khai thực hiện mô hình điểm "Vườn rau hạnh phúc" của huyện. Qua đó chị em được cung cấp hạt giống, được tư vấn, hướng dẫn KHKT, tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp trồng rau xanh để đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho gia đình, tiết kiệm chi phí sinh hoạt hằng ngày. Chị H'Juil Ayun ở buôn Sah A (xã Ea Tul) cho biết: Gia đình có một số khoảnh đất trống quanh nhà, được Hội LHPN xã tuyên truyền, cung cấp hạt giống, hướng dẫn kỹ thuật, chị đã trồng các loại rau như: xà lách, bắp cải, đậu cô ve… Sau hơn một tháng trồng và chăm sóc, gia đình chị đã có rau sạch để ăn, tiết kiệm được tiền đi chợ. Bên cạnh đó còn góp phần tăng thêm thu nhập khi bán rau cho các hộ dân quanh vùng. Chị H'Juil Ayun ở buôn Sah A (xã Ea Tul) tâm sự: Đất này hồi xưa để trống chưa biết trồng thứ gì. Được Hội LHPN xã cho giống, mình đã trồng rau xanh, đỡ tốn tiền đi chợ mua rau, đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn, sạch sẽ. Không những cung cấp đủ rau xanh cho gia đình mà còn bán, người ta đến tận vườn để mua.
Đến nay Hội LHPN xã Ea Tul đã hỗ trợ xây dựng mô hình "Vườn rau hạnh phúc" với 400 hộ tham gia. Chị H'Wôn Niê - Chủ tịch Hội LHPN xã Ea Tul cho biết: Nhiều gia đình chị em đất sản xuất ít nên thường phải đi làm thuê để trang trải cuộc sống, tuy nhiên công việc không ổn định, chủ yếu theo mùa vụ, thu nhập thấp. Nhằm hỗ trợ cho chị em phát triển kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình, ngoài việc tiếp tục duy trì các mô hình hiện tại, thời gian tới Hội sẽ tiếp tục vận động, hỗ trợ xây dựng nhiều hơn nữa các mô hình giúp chị em nâng cao thu nhập cho gia đình. Chị H'Wôn Niê - Chủ tịch Hội LHPN xã Ea Tul nói: Đời sống sinh hoạt và sản xuất của chị em nói chung gặp nhiều khó khăn. Vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục vận động các nguồn lực để hỗ trợ cho chị em phát triển kinh tế. Trong đó tiến hành khảo sát gia đình hội viên, xem họ cần gì, thiếu gì để hỗ trợ phù hợp. Vận động chị em tận dụng thời gian nhàn rỗi để triồng rau, chăn nuôi thêm. Chúng tôi cũng đã làm việc với tổ chuyên làm tóc giả, dự định ra mắt mô hình làm tóc giả tại địa phương. Hiện đã vận động được 15 thành viên tham gia để tạo thêm thu nhập cho chị em…
Với nhiều giải pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực, Hội LHPN xã Eatul đã giúp chị em đổi mới tư duy, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, không trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, chủ động thay đổi phương thức sản xuất, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn./.
H'Xiu Êban