Thứ hai, ngày 24 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 25/04/2022

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022

Sáng ngày 25/04/2022, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị trực tuyến toàn quốc tới hơn 700 điểm cầu ở 64 tỉnh, thành trong cả nước về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022. Tại điểm cầu huyện Čư M'gar, đồng chí Nguyễn Công Văn - Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị.

Quang cảnh buổi Hội nghị trực tuyến toàn quốc

Năm 2021 thiên tai tuy không khốc liệt, dị thường như năm 2020 nhưng diễn biến khá phức tạp. Cả nước đã xảy ra 18/22 loại hình thiên tai, trong đó có 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới; 326 trận giông, lốc, mưa lớn; 170 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 139 trận động đất; 403 điểm sạt lở nguy hiểm. Qua đó đã làm 108 người chết và mất tích (giảm 70% so với năm 2020), thiệt hại về kinh tế trên 5.200 tỷ đồng (giảm 87% so với năm 2020)... Dự báo năm 2022 có khả năng xuất hiện bão mạnh trái quy luật với khoảng 12 đến 14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông. Lượng mưa có xu hướng gia tăng, khả năng gây ra hiện tượng mưa cực đoan. Sự dị thường của thời tiết đã được thể hiện ngay trong đợt mưu lũ trái quy luật ngay giữa mùa khô, kèm theo giông lốc, sóng lớn tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hòa vào ngày 30/03 đến 02/04/2022, tổng thiệt hại do thiên tai gây ra từ đầu năm 2022 đến nay ước tính lên tới 2.400 tỷ đồng (gần bằng một nửa so với năm 2021).

Tại hội nghị, các địa phương đã báo cáo tham luận về những kinh nghiệm, kết quả đạt được trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời thảo luận, đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện trong thời gian tới. Trong đó thống nhất tiếp tục triển khai nghiêm túc, hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách, pháp luật về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, tiếp tục rà soát bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm đồng bộ, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, đáp ứng thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ, trọng tâm là cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo và theo dõi, giám sát thiên tai, đẩy mạnh xã hội hóa trong việc lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dụng, trạm theo dõi mưa, mực nước, camera quan sát các công trình thủy lợi; tăng cường năng lực chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó thiên tai từ Trung ương đến cơ sở, nâng cao năng lực cứu hộ cứu nạn của cơ quan tìm kiếm cứu nạn các cấp; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, phổ biến kiến thức phòng chống thiên tai cho quần chúng nhân dân… ./.

 

H'Xiu Êban

 

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang