Thứ bảy, ngày 22 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 14/04/2017

Huyện Cư M'gar sơ kết 3 năm tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ tái canh 2017 - 2020

Sáng ngày 13/4/2017, Ủy ban nhân dân huyện Cư M'gar đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm tái canh cà phê giai đoạn 2014 - 2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ tái canh cây cà phê giai đoạn 2017 - 2020. Tham dự hội nghị có lãnh đạo chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, lãnh đạo Ban quản lý dự án VNSAT, các cơ quan ban ngành của huyện; các đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, cán bộ phụ trách nông nghiệp, khuyến nông các xã, thị trấn. Đồng chí Phạm Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị.

Huyện Cư M'gar có 35.754 ha cà phê, phần lớn diện tích cà phê được trồng từ những năm 1985 - 1995, vườn cà phê vối được trồng bằng hạt, cho năng suất thấp và không ổn định, tỷ lệ nhiễm bệnh cao, kích thước quả không đồng đều, chín không tập trung. Nhiều vườn cây đã hết chu kỳ kinh doanh. Chính vì vậy, giai đoạn 2010 - 2020 huyện Cư M'gar có khoảng 16.000 ha cà phê cần được thanh lý chuyển đổi và tái canh (trong đó, khoảng 4.700 ha cà phê cần cần chuyển đổi sang trồng nhóm cây khác do đất đai không phù hợp, độ dốc cao, thiếu nước). Hàng năm diện tích tái canh trên địa bàn huyện dao động bình quân từ 500 - 800 ha/năm. Qua 3 năm (2014 - 2016) trên địa bàn huyện đã triển khai tái canh được 1.487 ha, đạt 63,2% kế hoạch và đạt 13,5% kế hoạch tái canh của cả giai đoạn 2010 - 2020. Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân dân trong việc tái canh cà phê, huyện Cư M'gar đã triển khai nhiều biện pháp khuyến khích hỗ trợ nông dân chuyển đổi những diện tích cà phê kém hiệu quả, cải tạo chuyển đổi giống bằng các dòng cà phê cao sản như: hỗ trợ 4 tỷ 556 triệu đồng (trong đó ngân sách huyện hỗ trợ 1 tỷ 300 triệu đồng) để người dân mua hơn 1,3 triệu cây giống, tương ứng với diện tích cà phê tái canh khoảng 1.172 ha, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã giải ngân cho vay tái canh cà phê gần 14,5 tỷ đồng. Để tạo điều kiện cho các hộ dân và doanh nghiệp thuận lợi trong tái canh cà phê, huyện Cư M'gar đã phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án của Sở Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Trường đại học Tây Nguyên và các cơ quan chuyên môn mở các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Bên cạnh thuận lợi đó, việc tái canh cà phê trên địa bàn huyện Cư M'gar cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một thực tế đang diễn ra là sau 2 - 3 năm tái canh cây cà phê có hiện tượng vàng lá; rễ cọc, rễ tơ bị thối, cây phát triển kém và có thể chết... làm ảnh hưởng đến tiến độ tái canh của huyện và ảnh hưởng kinh tế của nhân dân.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận nêu lên những khó khăn, thuận lợi trong việc tái canh cà phê trên địa bàn huyện trong 3 năm qua như: Kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê tái canh của một số hộ còn hạn chế; việc cấp giống hỗ trợ cho nông dân muộn, ảnh hưởng đến việc tái canh; cấp nhiều giống, dòng cà phê cho một nông hộ, khiến vườn cây gia đình cho quả không đều, chín không tập trung; điều kiện để vay vốn, mức lãi suất, quy trình giải ngân… cũng ảnh hưởng lớn đến việc nông dân tiếp cận nguồn vốn này.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phạm Trung Nghĩa nêu rõ: việc tái canh diện tích cà phê là việc làm quan trọng, cần thiết, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Các xã, thị trấn cần đẩy nhanh tiến độ tái canh cà phê, nhưng gắn với hiệu quả, tính bền vững. Các cơ quan chuyên môn cần làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, phân tích tìm ra những nguyên nhân ở một số vườn cà phê tái canh không được, từ đó định hướng, hỗ trợ kỹ thuật giúp nông dân trồng cà phê hoặc chuyển cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao; làm tốt công tác tư vấn, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp nông dân được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi./.

Công Phong

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang