Thứ bảy, ngày 22 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 26/04/2017

Một số kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây hồ tiêu

Vừa qua, UBND huyện CưM'gar đã phối hợp với Công ty TNHH Hợp tác quốc tế GAA Group tổ chức Tọa đàm giải pháp canh tác hồ tiêu hữu cơ bền vững, tham gia buổi tọa đàm có hàng trăm nông dân trồng hồ tiêu đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Buổi tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia khoa học đầu ngành của Việt Nam như: Giáo sư Nguyễn Lân Hùng - Tổng thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam; Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới; "Vua tiêu" Trần Hữu Thắng (Đồng Nai). Qua đó, nông dân đã được các chuyên gia đầu ngành giải đáp những thắc mắc trong trồng, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh trên cây hồ tiêu.

Có nhiều ý kiến tại buổi tọa đàm chia sẻ, sau khi cắt lươn tiêu để ươm thì cây tiêu thường bị bệnh vàng lá, rụng đốt, có nhiều trường hợp cây tiêu trở thành tiêu điên. Vấn đề này được " Vua tiêu" Trần Hữu Thắng (Đồng Nai) chia sẻ kinh nghiệm: Cắt lươn tiêu để ươm giống phải chọn đúng thời điểm, nếu không đúng thời điểm thì cây tiêu sẽ bị vàng, úa và trở thành tiêu điên. Bệnh vàng lá, rụng đốt không khắc phục được, tốt nhất nên nhổ bỏ, bởi vì: đây là loại bệnh do vi rút, lây từ cây nọ sang cây kia.  Theo " vua tiêu" Trần Hữu Thắng thì tâm lý của người dân khi thấy vườn tiêu của mình xanh, đẹp, mướt thì người dân đem cắt lấy giống, điều này không đúng, vì khi cây tiêu xanh là đang bị dư đạm, khi cây tiêu đang dư đạm mà tiến hành cắt lươn tiêu để ươn giống, thì chắc chắn cây tiêu bị rụng đốt, và trở thành tiêu điên. Vì vậy người dân muốn cắt lươn tiêu để làm giống, thì phải chuẩn bị trước đó từ 3 - 4 tháng, đặc biệt không bón đạm nhiều, sử dụng phân hữu cơ một cách thích hợp. Trước khi cắt khoảng 1 tháng thì ngưng sử dụng tất cả các loại phân bón, mục đích là để cây sinh trưởng chậm lại, khỏe và cứng cây, giảm sốc sinh lý cho cả lươn giống lẫn cây tiêu gốc để lại. Trước khi cắt từ 1 - 2 ngày tiến hành sử dụng thuốc trừ sâu trừ nấm bệnh, xịt thuốc thật kỹ dưới mặt đất, thân cây, lá, trụ... nhằm tiêu diệt hết mầm sâu bệnh. Khi cắt không nên dùng kéo cắt ngang, mà nên dùng dao nhỏ được khử trùng sạch sẽ nhằm trách nấm bệnh, cắt theo đừơng xéo khoảng 20 - 25 độ. Mỗi lươn tiêu đạt yêu cầu có độ dài 30 cm, tối thiểu phải có 3 mắt. Khi cắt lươn để lấy giống nên để lại phần thân từ mặt đất lên 60cm, đây là tương lai của trụ tiêu về sau. Khi cắt chọn thời gian khô ráo, tuyệt đối không cắt vào giai đoạn mưa dầm. Sau khi cắt lươn tiêu khoảng 3 tuần không nên bón bất kỳ lọai phân nào, duy trì giữ độ ẩm cho cây tiêu cho tới khi cây tiêu phát đọt non mới tiến hành chăm sóc, bón phân bình thường trở lại.

Có nhiều nông dân cho rằng, khi thấy cây tiêu vàng lá, tiến hành tưới nước cho cây tiêu thì thấy cây tiêu xanh, ít hôm sau tiêu lại vàng lá, lại tưới... và tưới nước nhiều có ảnh hưởng đến cây tiêu hay không?... " Vua tiêu" Trần Hữu Thắng (Đồng Nai) cho rằng: tưới nhiều ảnh hưởng rất lớn đến bộ rễ của cây tiêu, việc cây tiêu tái tạo lại bộ rễ cực kỳ khó. Vì vậy khi canh tác cây tiêu bà con luôn luôn phải áp dụng đúng khoa học kỹ thuật, khi đó cây khỏe, bộ rễ khỏe ít phải sử dụng phân. Ở Tây Nguyên bà con nông dân thường trồng dày cây trên cùng một đơn vị diện tích đất. Chính trồng dày, sử dụng phân hóa học nhiều là môi trường tốt cho các loại nấm bệnh, sâu bệnh hại trên cây tiêu bùng phát. Nếu vườn tiêu bị hư, khi trồng tiêu con trở lại không được là do đất đã bị thái hóa, đất bị chua, nhiễm nấm bệnh... Đối với cây tiêu, việc đánh bồn, tưới nước như cây cà phê là không tốt, vì chính đánh bồn sẽ tạo nên độ dốc, trong mùa mưa nước từ trên đổ xuống, tạo thành dòng chảy, đè lên bộ rễ của cây tiêu, ảnh hưởng đến bộ rễ và sự sinh trưởng phát triển cây tiêu.

Nhiều ý kiến của người dân băn khăn việc bón viên thuốc long não lên cây cà phê, tiêu để trị bệnh rệp sáp thì có ảnh hưởng đến cây cà phê và cây tiêu không?. Vấn đề này, theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới thì viên thuốc long não có chức năng đầu tiên là xua đuổi, không có chức năng tiêu diệt rệp sáp, sử dụng thuốc này rất hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cây trồng.

Huyện CưM'gar có hơn 1.600 ha hồ tiêu trồng thuần và khoảng gần 1.900ha hồ tiêu trồng xen quy thuần. Đây là nguồn thu lớn của nhiều nông dân trên địa bàn huyện. Những kinh nghiệm chia sẻ bổ ích của các chuyên gia khoa học và người có kinh nghiệm lâu năm trồng tiêu sẽ giúp nông dân huyện CưM'gar có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong việc trồng, và chăm sóc hồ tiêu theo hướng bền vững, có những vụ mùa bội thu./.

Công Phong

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang