Thứ tư, ngày 19 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 30/10/2024

Nguồn vốn tín dụng chính sách về tận buôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước nhanh nhất, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cư M’gar đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác duy trì hoạt động hiệu quả 17/17 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn (điểm giao dịch xã) trên địa bàn huyện, nguồn vốn tín dụng chính sách về tận buôn làng.

72.81

Cách đây 4 năm, chị Vi Thị Kim ở Buôn Wing, xã Ea Kueh, huyện Cư Mgar, tại Điểm giao dịch xã này được vay 30 triệu đồng của Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Cư Mgar để đầu tư chăn nuôi, cải thiện kinh tế gia đình. Với số vốn này chị mua 4 con dê mẹ sinh sản, nhờ chăm sóc tốt nên dê mẹ khỏe mạnh, dê con ra đời chóng lớn. Đến nay đàn dê của gia đình đã phát triển được 24 con, trong đó có 11 con dê cái sinh sản.

Chia sẻ về việc vay vốn, chị Kim cho biết, NHCSXH huyện giải ngân vốn vay tại điểm giao dịch xã nên rất thuận lợi cho chị cũng như những đối tượng chính sách khác được vay. Tại đây, người vay vốn còn được trực tiếp nghe cán bộ ngân hàng tuyên truyền, hướng dẫn chính sách ưu đãi, cách sử dụng vốn vay hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, NHCSXH huyện Cư M’gar duy trì thường xuyên, ổn định 17/17 điểm giao dịch xã tại xã, thị trấn trên địa bàn huyện bắt đầu ngày từ 6 đến 24 hằng tháng, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật. Đồng thời, phối hợp với các địa phương, các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác, các tổ TK&VV tăng cường công tác tuyên truyền, rà soát, thẩm định, giải ngân vốn tín dụng chính sách ưu đãi đến đúng đối tượng, đúng quy định.

Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Cư M’gar, ông Võ Ngọc Hãn chia sẻ, hoạt động giao dịch được các UBND xã quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn, hoạt động hiệu quả. Nhờ đó, vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH được đầu tư đến tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện. Đến ngày 30/9/2024, tổng dư nợ của phòng giao dịch đạt 532 tỉ đồng, với 12.239 hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi thông qua 290 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) để để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Hằng tháng vào ngày giao dịch, tại mỗi điểm giao dịch xã có Tổ giao dịch lưu động của NHCSXH huyện làm việc từ 4-6 cán bộ ngân hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng, có camera giám sát công việc rõ ràng, minh bạch. Phòng làm việc của các tổ được trang bị máy tính, máy đếm tiền… để phục vụ người dân. Mỗi phiên giao dịch, cán bộ ngân hàng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn, giải ngân, thu nợ, thu lãi, nhận tiền gửi; đồng thời tổ chức họp giao ban với các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác cấp xã và tổ trưởng tổ TK&VV.

Chia sẻ về hiệu quả của công tác điểm giao dịch xã, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cư M’gar khẳng định, đây là mô hình hoạt động mang đặc thù riêng, đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong việc đưa nguồn vốn chính sách đến tận đối tượng thụ hưởng ở cơ sở. Hoạt động của điểm giao dịch xã được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao, Nhân dân đồng tình, ủng hộ. Mô hình vừa tạo thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng, vừa đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách xã hội như giải ngân vốn, thu tiền lãi, huy động tiền gửi tiết kiệm… dân chủ, công khai, minh bạch. Thông qua đó nhằm tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương đối với hoạt động tín dụng chính sách tại địa bàn.

Thực tế cho thấy, điểm giao dịch xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho ban giảm nghèo xã, các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác và NHCSXH được thường xuyên tiếp xúc với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân.

Thời gian tới, Phòng giao dịch NHCSXH huyện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương cũng như các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác, bám sát cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra giám sát tại các điểm giao dịch xã cũng như các hoạt động liên quan tín dụng chính sách để duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng ở từng xã, từng tổ TK&VV nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

                                                                                      Nguồn: Y Sếp

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang