Thứ sáu, ngày 21 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 19/02/2021

Nông dân huyện Cư M'gar tiết kiệm chi phí sản xuất nhờ áp dụng “thảm thực vật” trong vườn cây

Việc sử dụng "thảm thực vật" cho cây trồng đang được nhiều người dân trên địa bàn huyện Cư M'gar áp dụng. Cách làm này đã mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ giúp cho người nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, giúp cây trồng sinh trưởng tốt mà còn tạo cảnh quan đẹp và bảo vệ môi trường.

Sau khi tham khảo, học hỏi ở nhiều nơi, thấy được nhiều ưu điểm của trồng thảm cỏ lạc dại đem lại, anh Nguyễn Đức Thành ở thôn Hiệp Hòa (xã Quảng Hiệp) đã mạnh dạn áp dụng cho vườn cây ăn quả của gia đình. Anh cũng là một trong những hộ dân đầu tiên ở địa phương áp dụng cách làm này cho vườn cây ăn quả.

Hiện nay anh đã áp dụng trồng thảm cỏ lạc cho 01 ha cây ăn qủa của gia đình. Sau hơn hai năm áp dụng, anh Thành nhận thấy những diện tích trồng thảm cỏ lạc dại so với diện tích đất được canh tác truyền thống dùng thuốc, hay dùng sức lao động để trừ cỏ có sự khác biệt rất lớn về chất đất, sức sinh trưởng, cũng như năng suất và sản lượng của các loại cây ăn quả. Bên cạnh đó, trồng cỏ lạc dại còn giúp gia đình anh tiết kiệm được đáng kể nhân công làm cỏ, thuốc bảo vệ thực vật và lượng nước tưới cho cây trồng, nhất là trong những tháng khô hạn…

Như nhiều hộ dân khác ở địa phương, trước đây anh Trần Văn Dũng ở thôn Hiệp Hưng (xã Quảng Hiệp) cũng phải tốn rất nhiều công để làm cỏ cho 6.000m2 đất trồng rau ngót của gia đình. Việc diệt cỏ bằng thuốc cũng làm chai đất, còn dùng cuốc xới thì làm trôi chất dinh dưỡng, bạc màu đất… Tuy nhiên, từ khi áp dụng "Thảm thực vật" bằng vỏ lạc cho vườn cây, anh Dũng không chỉ tiết kiệm được 50% chi phí nhân công làm cỏ so với trước đây mà còn làm tăng thêm độ tơi xốp, chống xói mòn cho đất, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt…

Thăm cỏ lạc giúp vườn cây ăn quả của anh Nguyễn Đức Thành giữ ẩm và giảm chi phí sản xuất

Việc sử dụng "thảm thực vật" cho cây trồng được nông dân trên địa bàn huyện Cư M'gar áp dụng đã lâu nhưng những năm gần đây mới phát triển mạnh. Ngoài áp dụng cho các diện tích cây ăn trái, nhiều hộ dân còn áp dụng cho các loại cây ngắn ngày, thậm chí trên cả những diện tích cây hồ tiêu… Nhìn chung, các loại thảm cỏ được người dân chọn trồng chủ yếu là cây cỏ lạc còn đối với thảm thực vật chủ yếu là vỏ cây lạc. Đây là cách làm hay, theo xu hướng sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, giúp cải tạo, bảo vệ đất và tạo môi trường thuận lợi để cây trồng phát triển…

Thực tế cho thấy, việc trồng cây cỏ lạc dại tạo che phủ cho vườn cây, hoặc sử dụng "thảm" bằng các loại phụ phẩm cây trồng có rất nhiều tác dụng. Khi đã hình thành được thảm thực vật che phủ kín, nó sẽ như một công cụ hữu hiệu hạn chế cỏ dại, kiểm soát được xói mòn, tăng cường độ xốp, giữ độ ẩm cho đất; Đồng thời, còn giúp người nông dân tiết kiệm được công làm cỏ và lượng nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí trong sản xuất.../

-S.Pa-      (28/01.3

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang