Thứ bảy, ngày 22 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 17/04/2017

Nông dân xã Cư Suê “biến” phế phẩm nông nghiệp thành phân bón

Tận dụng phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp, nhất là lượng vỏ cà phê để ủ thành phân hữu cơ vi sinh là mô hình đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Cư Suê áp dụng. Cách làm này đã mamg lại hiệu quả "Kép" cho người nông dân, không chỉ giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn giảm thiểu được chi phí đầu tư trong sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Trích (trái) đang giới thiệu sản phẩm phân hữu cơ vi sinh được ủ từ vỏ cà phê cho Hội nông dân xã

Với hơn 01 ha cà phê, bình quân mỗi năm ông Nguyễn Văn Trích ở thôn 02 xã Cư Suê thu được khoảng 03 tấn vỏ cà phê. Trước đây, lượng vỏ này được gia đình tận dụng để bón trực tiếp cho cây trồng, nhưng do được đổ trực tiếp vào gốc cây nên dinh dưỡng cây hấp thu được không nhiều, đồng thời lại tạo điều kiện để một số vi sinh vật có hại phát triển gây bệnh cho cây cà phê.

Năm 2010, khi được Hội Nông dân xã tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật ủ phân vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp, ông Trích và các hộ gia đình khác trong thôn đã mạnh dạn tận dụng lượng vỏ thu được từ cà phê để ủ thành phân hữu cơ vi sinh. Cách làm này đã bổ sung tốt nguồn dinh dưỡng cho cây trồng cũng như giảm chi phí đầu tư trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế cho gia đình. Bình quân, mỗi năm với lượng vỏ cà phê thu được, kết hợp với 16 tấn phân chuồng và men vi sinh, sau khoảng 04 tháng gia đình ông đã tự sản xuất được gần 20 tấn phân hữu cơ vi sinh, trong  khi đó chi phí để thực hiện không nhiều, chưa đến 17 triệu đồng.

Tương tự gia đình ông Nguyễn Văn Trích, 10 năm nay gia đình anh Đăng Văn Huy  ở thôn 3 xã Cư Suê cũng đã tận dụng vỏ cà phê của gia đình để ủ thành phân vi sinh bón cho cây trồng. Với gần 1 tấn vỏ thu được từ 3.000 cây cà phê, kết hợp thêm phân chuồng, mỗi năm gia đình anh sản xuất được 12 – 13 tấn phân hữu cơ vi sinh. Việc áp dụng mô hình đã đem lại hiệu quả lớn cho gia đình.

Từ hiệu quả của việc ủ phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp đem lại, những năm gần đây nông dân trên địa bàn xã Cư Suê đã không ngừng nhân rộng mô hình. Cách đây 10 năm toàn xã chỉ có khoảng 20 hộ áp dụng thì đến nay đã lên đến trên 200 hộ thực hiện mô hình. Theo ước tính của Hội Nông dân xã, bình quân mỗi năm nông dân trên địa bàn tự sản xuất được khoảng hơn 1 ngàn tấn phân hữu cơ vi sinh.

Có thể nói, việc sử dụng phế phẩm nông nghiệp để ủ thành phân hữu cơ vi sinh bón cho cây trồng không chỉ giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do phế thải gây ra, tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng mà còn giúp người nông dân giảm được chi phí đầu tư trong sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất cho gia đình./.

S.Pa

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang