Thứ sáu, ngày 21 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 24/02/2021

Phát triển kinh tế từ mô hình nuôi tôm càng xanh

Những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Cư M'gar đã tích cực chuyển đổi cơ cấu vật nuôi trong lĩnh vực thuỷ sản, nhiều mô hình mới đã được bà con áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực. Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh Nguyễn Đức Thành ở thôn Hiệp Hòa, xã Quảng Hiệp là một ví dụ.

Bình quân từ 9 - 14 con Tôm nhà anh Thành có trọng lượng 1kg

Sau khi tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng như tham quan thực tế một số mô hình tại các tỉnh miền Tây, năm 2017 anh Thành đã mạnh dạn "thử sức" nuôi giống tôm càng xanh trong ao cá, với mong muốn mang lại nguồn thu nhập cao hơn cho gia đình.

Là người đầu tiên ở địa phương đưa tôm càng xanh vào nuôi, với kinh nghiệm không nhiều nên 02 vụ tôm đầu tiên anh Thành bị thất bại, do tỷ lệ tôm giống hao hụt quá lớn. Anh không bỏ cuộc mà xem đây là bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện được mong muốn của mình. Năm 2019, anh tiếp tục đầu tư mua thêm 30.000 tôm giống càng xanh về nuôi. Lần này tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn, tỷ lệ tôm giống hao hụt tuy vẫn còn nhưng đã giảm đáng kể so với lần thử nghiệm đầu. Gia đình đã thu được hơn 200 kg tôm càng xanh, sau khi trừ hết các chi phí đầu tư anh đã bắt đầu có lãi.

Năm 2020, anh Thành tự tin hơn và dành cả 06 ao nuôi, với diện tích 01 ha mặt nước để tiếp tục nuôi hơn 100.000 con giống tôm càng xanh. Nguồn thức ăn cho tôm anh không sử dụng cám công nghiệp mà chủ yếu dùng những sản phẩm nông nghiệp sẵn có ở địa phương như: ngô và đậu nành, đồng thời kết hợp một phần từ các loại cá tạp để bổ sung thêm dinh dưỡng cho đàn tôm.

Nhờ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc, sau 08 tháng nuôi, tôm càng xanh của gia đình anh đã có thể xuất bán, đạt tỷ lệ 09 đến 14 con/kg, đặc biệt có những con đạt trọng lượng 02 lạng/con, với giá bán giao động từ 350.000 đến 400.000 đồng/kg tùy theo kích thước tôm, có những thời điểm lên đến 500.000 đồng/kg. Hiện nay gia đình anh Thành đang bắt đầu thu hoạch, ước tính sản lượng sẽ đạt từ 500 đến 700kg, sau khi trừ hết chi phí đầu tư con giống, thức ăn, công chăm sóc vẫn sẽ mang lại nguồn thu nhập khá cho gia đình.

Theo anh Thành, ưu điểm của tôm càng xanh là thích ứng rất tốt với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương; kích thước lớn, thịt thơm ngon rất được thị trường ưa chuộng, và là mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư lại khá cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ thất bại nếu người nuôi không nắm vững kỹ thuật. Để nuôi tôm càng xanh cho năng suất, sản lượng cao thì người nuôi cần phải nắm rõ tập quán sinh sống, chọn con giống rõ nguồn gốc, không bị nhiễm bệnh, kích cỡ đồng đều, bơi lội khoẻ mạnh, màu sắc tươi sáng; thả  với mật độ thưa; thức ăn và quản lý việc cho ăn phải phù hợp, không quá nhiều, cũng không quá ít; đặc biệt cần chú trọng đến khâu cải tạo, xử lý nguồn nước…

Có thể nói, từ thành công của mô hình nuôi tôm càng xanh của anh Nguyễn Đức Thành ở thôn Hiệp Hòa xã Quảng Hiệp đã góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt của địa phương, mở ra triển vọng phát triển và nhân rộng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho người nông dân./.     

-S.Pa- 19.2.3

 

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang