Thứ sáu, ngày 21 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 20/07/2016

Tình hình sâu bệnh gây hại trên cây trồng trong tháng 7/2016

Theo số liệu tổng hợp của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, trong tháng 7 do thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp nên đã xuất hiện sâu bệnh gây hại trên cây trồng.

Trà lúa nước hè thu chính đang ở giai đoạn 40 – 50 ngày tuổi xuất hiện bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá sinh lý phát triển mạnh, cấp bệnh từ 3 – 5; Trà lúa hè thu muộn ở giai đoạn 30 ngày tuổi xuất hiện bệnh bọ trĩ gây hại trên 200ha, diện tích gây hại không tập trung. Trên cây cà phê, bệnh đốm mắt cua, rỉ sắt gây hại rải rác, cấp bệnh từ 3 – 5, mức độ gây hại trung bình từ 20 – 30 cây/ha. Trong thời gian gần đây mưa nhiều nên một số vườn cà phê xuất hiện hiện tượng thối cuống quả, rụng quả sinh lý. Rệp sáp rễ và tuyến trùng gây hại rải rác trên các vùng trồng tiêu của huyện, mức độ nhiễm từ 3 – 5% tuỳ vùng... Nhìn chung tình hình sâu bệnh gây hại trên cây trồng trong tháng 7, chủ yếu là những loại sâu bệnh thường xuyên có mặt trên đồng ruộng. Trạm Trồng trọt- bảo vệ thực vật huyện đã chỉ đạo cán bộ bảo vệ thực vật các xã, thị trấn hướng dẫn bà con cách phòng và điều trị bệnh trên các loại cây trồng. Với các trà lúa có thể sử dụng các loại thuốc Anvil 5 SC, Tilt 250EC… pha theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì để khống chế bệnh lây lan  ra diện rộng. Có thể phun kết hợp với các loại phân vi lượng để tăng sức đề kháng của cây lúa khắc phục được bệnh vàng lá sinh lý. Giữ mực nước ruộng từ 1-3 cm, bón bổ sung phân lân và phân kaly, bón ít phân đạm. Đối với những ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng, cấp bệnh trên cấp 3, có thể sử dụng các loại thuốc trừ bệnh như Anvil,Tilt để khống chế bệnh lây lan  ra diện rộng.

Đối với cây cà phê, bệnh rỉ sắt, bệnh đốm mắt cua, nấm hồng , thán thư: Có thể phun  Anvil 5 SC, Tilt 250EC … pha theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì. Có thể phun kết hợp với các loại phân vi lượng để khắc phục bệnh vàng lá sinh  lý. Phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày. Bệnh thối cuống  quả, rụng quả sinh lý có thể phun Dithant M 45 kết hợp phun phân vi lượng lá, phun 2-3 lần trong thời gian thời tiết mưa nhiều ẩm độ cao.                              

     Công Phong

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang