Thứ sáu, ngày 21 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 04/05/2016

Đời sống nhân dân các buôn đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng khởi sắc

Huyện Cư M'gar hiện có trên 174.000 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 46%, đời sống của nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số còn chiếm khá cao. Trước tình hình đó, Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể của huyện Cư M'gar đã triển khai thực hiện tốt công tác hỗ trợ nhân dân các buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, xây dựng huyện Cư M'gar ngày càng giàu đẹp.

Trong 10 năm qua huyện Cư M'gar đã triển khai đồng bộ có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ dành cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số như: Chương trình 132, 134, 135, 139, 167, 168... Các chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ đã đầu tư cho huyện Cư M'gar trên 180 tỷ đồng để thực hiện các chính sách như: Giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và nhà ở, hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định dân cư, trợ giá, trợ cước, kéo điện cho người dân.... Cùng với các nguồn vốn của Trung ương, ngân sách địa phương (tỉnh và huyện) đã chi 13 tỷ 644 triệu đồng theo Nghị quyết 04-NQ/TU và Nghị quyết 06-NQ/HU để thực hiện hỗ trợ 16 buôn đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 8 xã phát triển sản xuất. Đầu tư xây dựng 11 công trình giao thông ở 8 xã như: Công trình đường giao thông buôn Bling, buôn Trấp xã Cư M'gar; buôn Pôk B thị trấn Ea Pôk; buôn Brah, xã Cư Dliê Mnông; buôn Ea Sang B, xã Ea H'đing; buôn Aring, xã Cuôr Đăng. Với sự đầu tư đó, nhân dân ở các buôn đồng bào dân tộc thiểu số đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, vì vậy đời sống của nhân dân ngày càng khởi sắc. Theo giá trị sản xuất, tính đến cuối năm 2015 một ha đất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đạt 40 triệu đồng/ha (theo Nghị quyết Đảng bộ huyện là 18 - 20 triệu đồng/ha); thu nhập bình quân đầu người trong vùng đồng bào DTTS đạt 17 triệu đồng/người/năm (theo nghị quyết là 3,5 triệu đồng/người/năm). Đến cuối năm 2015 toàn huyện có 98,4% số hộ được dùng điện, trong đó tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số dùng điện chiếm 95%. Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS tại chỗ từ 4.577 hộ (chiếm tỷ lệ 38,1% số hộ nghèo toàn huyện), xuống còn 1.264hộ (chiếm tỷ lệ 7,4% số hộ nghèo toàn huyện), bình quân mỗi năm giảm được 3,52 - 3,92% số hộ nghèo. Huyện Cư M'gar đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay hệ thống trường lớp đã phủ khắp các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ học sinh đồng bào DTTS trong độ tuổi đến trường bậc học mầm non 72,57% (trẻ 5 tuổi là 100%), bậc tiểu học là 99,02%, bậc THCS là 91,04%. Toàn huyện có 17 trường dạy tiếng Êđê, so với năm 2005 tăng 12 trường. Có 14/17 xã, thị trấn được công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Việc lồng ghép đầu tư, hỗ trợ bằng nhiều nguồn vốn đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Kết cấu hạ tầng phát triển, đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển sản xuất và phục vụ đời sống, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Đến nay hầu hết các xã, thị trấn đều có đường nhựa đến trung tâm, đường giao thông liên thôn, buôn cơ bản được cứng hóa, các thôn - buôn xa trung tâm đều có lớp học, xóa bỏ tình trạng học ca 3. Huyện Cư M'gar đã cơ bản giải quyết nhu cầu đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ đã góp phần nâng cao ý thức của người dân về phát triển kinh tế, định hướng cho người dân sản xuất theo cơ chế thị trường, nâng cao ý thức đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.

Có thể nói, từ việc triển khai có hiệu quả các chương trình đầu tư của Chính phủ và của địa phương, các buôn đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư M'gar đã có nhiều khởi sắc. Tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm đều hàng năm. Điều quan trọng hơn đó là: thông qua các mô hình phát triển kinh tế, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền, vận động áp dụng KHKT vào chăn nuôi, trồng trọt, nhận thức của người dân trong việc phát huy nội lực để xây dựng cuộc sống mới được khơi dậy, là nền tảng để phát triển kinh tế bền vững./.

                                                       Công Phong - Đài TT CưM'gar

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang