Thứ sáu, ngày 21 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 27/12/2024

Huyện Čư M'gar tình trạng phá rừng diễn biến khá phức tạp

Thời gian qua, cấp ủy chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ rừng, tuy nhiên số vụ vi phạm, nhất là hành vi phá rừng, xâm chiếm đất rừng để ở và canh tác có chiều hướng diễn biến phức tạp. Vì vậy làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, suy giảm tài nguyên rừng trên địa bàn. 

73.72

Nhân viên bảo vệ rừng Công ty TNHH lâm nghiệp Buôn Ja Wầm tuần tra bảo vệ rừng

Chỉ trong một đêm, tại vị trí lô 5, khoảnh 8, tiểu khu 547a thuộc lâm phần do Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm (xã Ea Kiết) quản lý và bảo vệ đã xuất hiện 01 ngôi nhà gỗ trái phép với diện tích sử dụng 70m2. Sau một thời gian xác minh, lực lượng chức năng đã xác định ngôi nhà được dựng lên trái phép là của bà Sùng Thị Hằng, đồng bào dân tộc H'Mông không phải là người dân ở địa phương mà từ địa phương khác đến xây dựng trái phép… Đây chỉ là một trong rất nhiều ngôi nhà được dựng lên trái phép tại các tiểu khu thuộc lâm phần do Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm quản lý trong thời gian qua. Hầu hết các ngôi nhà đều được dựng lên bằng gỗ trái phép trong đêm.

Hiện nay huyện Čư M'gar có hơn 16.417 ha đất lâm nghiệp và đất rừng, trong đó có hơn 8.186 ha đất có rừng. Thời gian qua lực lượng chức năng của huyện, chính quyền các địa phương và các đơn vị chủ rừng đã tích cực vào cuộc quyết liệt nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng, tuy nhiên kết quả mang lại chưa cao. Theo thống kê từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2024, tại các lâm phần do Công ty TNHH Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm quản lý đã xảy ra 12 vụ phá rừng với diện tích rừng bị thiệt hại hơn 04 ha. Đây là một trong những “điểm nóng” về tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trong thời gian qua trên địa bàn huyện… Các diện tích rừng bị xâm hại chủ yếu ở các tiểu khu 540, 544, 546, 547a, 550, 551. Đây là khu vực rừng hỗn giao, rừng nghèo và rừng nghèo kiệt. Đa số các vụ phá rừng đều không xác định được đối tượng. Nguyên nhân của tình trạng này là do trên địa bàn có số lượng dân di cư tự do nhiều, kéo theo nhu cầu về đất ở, đất sản xuất nên người dân thường xuyên xâm nhập vào rừng, đốn hạ cây rừng trái phép để làm nhà, lấn chiếm đất rừng để canh tác. Cùng với đó là lực lượng bảo vệ rừng còn khá mỏng nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm tài nguyên rừng và đất rừng… 

Hiện nay chính quyền các địa phương, các cơ quan chức năng, các đơn vị chủ rừng đang tích cực triển khai đồng bộ quyết liệt nhiều biện pháp nhằm đẩy lùi, ngăn chặn các hành vi phá rừng. Trong đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác quản lý và bảo vệ rừng, nâng cao nhận thức trong quần chúng Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trong việc bảo vệ rừng tại địa phương. Đồng thời tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn./.

-S.Pa-  

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang