Chủ nhật, ngày 23 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 12/04/2022

Huyện Čư M'gar với việc phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã

Những năm qua, huyện Čư M'gar đã tích cực triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, hỗ trợ tạo động lực cho kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. Qua đó không những góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn mà còn góp phần giải quyết bài toán việc làm và thu nhập cho lao động ở địa phương.

Nhiều sản phẩm OCOP được trưng bày, giới thiệu tại các sự kiện lớn của huyện Cư Mgar

Mặc dù mới đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng nhờ nắm bắt được thị hiếu của khách hàng cũng như đa dạng các sản phẩm dệt truyền thống của đồng bào dân tộc ÊĐê, nên tổ liên kết sản phẩm thổ cẩm xã Ea Tul, do một số chị em trên địa bàn xã làm chủ đã nhanh chóng khẳng định được mình, tạo nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên, đồng thời thu hút ngày càng nhiều chị em cùng tham gia vào tổ liên kết. Hằng tháng sau khi trừ các khoản chi phí mua nguyên vật liệu, mỗi thành viên có thêm thu nhập từ 03 đến 04 triệu đồng, đặc biệt có thành viên thu nhập đạt gần 08 triệu đồng.

Còn tại xã Ea M'dróh vùng khó khăn của huyện, hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Đại Phúc được thành lập từ năm 2018 nhằm tận dụng lợi thế của địa phương phát triển các sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay hợp tác xã có 09 thành viên, lĩnh vực hoạt động chủ yếu là chăn nuôi và chế biến gà hoa mơ và gà H'Mông. Cơ hội mở ra cho các thành viên kể từ khi hợp tác xã có sản phẩm thịt gà đen Tây Nguyên (gà H'Mông) đạt chứng nhận OCOP 03 sao cấp tỉnh (theo chương trình mỗi xã một sản phẩm) năm 2020. Từ khi sản phẩm được gắn "sao", có thương hiệu, được khách hàng tin tưởng về chất lượng sản phẩm đã tạo lợi thế rất lớn đối cho hợp tác xã trong việc tìm kiếm đầu ra và mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó thu nhập của hợp tác xã và các thành viên ngày càng ổn định và tăng cao, có năm thu nhập sau thuế của hợp tác xã đạt hơn 900 triệu đồng…

Với sự nỗ lực, linh hoạt, nhạy bén của các chủ thể, cộng với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể của Nhà nước và chính quyền địa phương – thời gian qua, kinh tế tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện ngày phát triển nhiều cả về số lượng, chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động. Đến nay huyện Čư M'gar hiện có 44 hợp tác xã, trong đó có 42 hợp tác xã nông nghiệp và 02 hợp tác xã thương mại, dịch vụ và quản lý chợ. Đa số các tổ hợp tác, hợp tác xã đều đã xây dựng được thương hiệu sản phẩm đặc trưng, đặc biệt một số hợp tác xã có sự liên kết hợp tác với nhau trong từng khâu của quá trình sản xuất, cũng như liên kết với nông dân, các doanh nghiệp để sản xuất chuỗi giá trị sản phẩm theo chứng nhận, bao tiêu sản phẩm, góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của thị trường... Các hợp tác xã cũng đã chủ động tiếp cận KHKT-công nghệ tiên tiến để sản xuất, sơ chế và chế biển sản phẩm. Thời gian gần đây, tuy chịu sự tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn huyện vẫn được duy trì và phát triển...

Từ sự phát triển của hợp tác xã và mô hình liên kết sản xuất, nên việc phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện thời gian qua có nhiều thuận lợi. Đến nay toàn huyện hiện có 10 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 03 sao cấp tỉnh. Đây đều là những sản phẩm đặc trưng, có nhiều tiềm năng phát triển ổn định của huyện. Cụ thể có 01 sản phẩm thực phẩm (thịt gà đen H'Mông), 04 sản phẩm tinh bột nghệ, mật ong và 05 sản phẩm đồ uống. Từ lợi thế của mỗi sản phẩm được công nhận và sự chủ động của các chủ thể, một số sản phẩm OCOP của huyện đã và đang được người tiêu dùng đón nhận và bắt đầu vươn xa trên thị trường./.

-S.Pa-

 

 

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang