Thứ tư, ngày 30 tháng 04 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 23/06/2017

Huyện Cư M’gar: Nóng tình trạng tảo hôn, mang thai vị thành niên

Trong thời gian qua mặc dù có sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhưng tình trạng tảo hôn, mang thai vị thành niên trên địa bàn huyện Cư M'gar vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo số liệu tổng hợp từ Ban Dân số xã, thị trấn trong 06 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn huyện Cư M'gar đã xảy ra 63 trường hợp tảo hôn, tăng 10 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016. Các  xã có số ca tảo hôn cao là Ea Pôk (9 ca), Ea Kiết (8 ca), Ea Tar (6 ca)... còn lại nằm rải rác tại các địa bàn xã, thị trấn. Điều đặc biệt là nếu như trước đây tình trạng tảo hôn chỉ xảy ra ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, khó khăn, trình độ dân trí thấp thì nay tình trạng này lại xảy ra tại những khu vực trung tâm huyện (Quảng Phú, Quảng Tiến) nơi mà điều kiện kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, thậm chí có những trường hợp là con của cán bộ, đảng viên...gây ra không ít khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động. Đang học dở lớp 10 trường THPT LHT nhưng em Trương Thị Ngọc A, sinh ngày 02/2/2001 trú tại Tổ dân phố 1, TT Quảng Phú đã phải nghỉ học giữa chừng vì lỡ mang thai với một người bạn học khóa trên, dù cán bộ Thị trấn, viên chức dân số, cộng tác viên, hội phụ nữ, Ban tự quản tổ dân phố đã đến tuyên truyền vận động, gia đình đã hiểu biết rõ tảo hôn là vi phạm pháp luật nhưng vẫn tổ chức đám cưới cho con gái; trường hợp của em Nguyễn Thị Thu H sinh ngày 05/5/2000 tại Tổ 4, thôn Tiến Phú, Quảng Tiến cũng không phải ngoại lệ, mặc dù biết tảo hôn là vi phạm pháp luật nhưng do con gái lỡ mang thai trước hôn nhân nên gia đình đành chấp nhận tổ chức đám cưới cho con gái...

Cán bộ dân số xã Ea Drơng tuyên truyền, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các em gái tuổi vị thành niên tại địa phương

Theo báo cáo của Ban pháp chế Hội đồng nhân dân huyện Cư M'gar  năm 2015 toàn huyện xảy ra 116 trường hợp tảo hôn trong đó có 16 trường hợp độ tuổi từ 13 đến dưới 16 tuổi (chiếm 13,8%); năm 2016 xảy ra 84 trường hợp tảo hôn, trong đó có 19 trường hợp độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (chiếm 22,6%);  và 06 tháng đầu năm 2017 là 63 trường hợp, trong đó có 05 trường hợp từ 13 đến dưới 16 tuổi (chiếm gần 8 %). Như vậy có thể thấy tính chất tảo hôn có phần ngày càng nghiệm trọng vì độ tuổi tảo hôn ngày càng trẻ hóa mà độ tuổi này các cháu đang còn là học sinh Trung học cơ sở, việc tảo hôn, mang thai vị thành niên đồng nghĩa với việc bỏ học. Cũng theo báo cáo của đoàn giám sát, thực tế cho thấy cấp ủy đảng, chính quyền, ủy ban MTTQ và các đoàn thể ở xã, thị trấn thường chỉ quan tâm đến kế hoạch hóa gia đình mà thiếu sự quan tâm, chưa tổ chức đánh giá và cảnh báo hậu quả nặng nề của tình trạng mang thai vị thành niên, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đối với việc nâng cao sức khỏe giống nòi và chất lượng nguồn nhân lực. Mới chỉ có 05/17 xã, thị trấn có Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo ngăn chặn tảo hôn (chiếm 29,4%), nhưng các Nghị quyết này chưa đánh giá đúng thực trạng của xã, công tác thống kê chưa đầy đủ, chưa có các giải pháp mang tính toàn diện để ngăn chặn tình trạng tảo hôn. Công tác theo dõi, công tác xử phạt hành chính đối với người tổ chức tảo hôn hoặc xử phạt hành chính đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ như vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn còn quá khiêm tốn (chỉ có xã Quảng Hiệp xử phạt hành chính 03 trường hợp)...

Trước thực trạng trên thiết nghĩ trong thời gian tới Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Cư M'gar nên ban hành sớm Nghị quyết chuyên đề, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm ngăn chặn tình trạng mang thai vị thành niên, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Mặt trận tổ quốc và các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội từ huyện đến xã cần đẩy mạnh công tác phối kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến người dân các nội dung liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mang thai vị thành niên và những hậu quả của nó mang lại. Đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi liên quan đến tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đối với những trường hợp vi phạm thì lập hồ sơ chuyển cho công an để khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Bổ sung thêm nội dung ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mang thai vị thành niên vào trong Hương ước, quy ước tại thôn, buôn, tổ dân phố. Và cuối cùng là người dân trên địa bàn huyện cần nhận thức được hậu quả của việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, mang thai vị thành niên đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội./. 

Đình Quân

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang