Thứ hai, ngày 24 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 09/11/2021

Người chăn nuôi xã Ea Tar chủ động thận trọng tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi

Sau thời gian nghỉ chăn nuôi do bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi, hiện nay các hộ chăn nuôi ở xã Ea Tar đang khá cẩn trọng và dè dặt khi tái đàn lợn trở lại, chủ động tổ chức chăn nuôi với những điều kiện khắt khe nhằm bảo đảm an toàn, tránh rủi ro.

Chị Hồ Thị Duyên đang thực hiện rắc vôi khử khuẩn chuồng nuôi của gia đình

Sau hơn 02 năm bị thiệt hại nặng do dịch tả lợn châu Phi, chuồng nuôi lợn của gia đình anh Nguyễn Văn Thiện ở buôn Ea Kiêng (xã Ea Tar) hiện vẫn đang bỏ trống. Nguyên nhân là do thiếu vốn đầu tư tái đàn, cùng với đó dịch tả lợn châu Phi vẫn còn tiềm ẩn nên gia đình không dám mạo hiểm sợ tiếp tục gặp rủi ro. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều hộ chăn nuôi ở địa bàn xã Ea Tar hiện nay. Vì lo sợ dịch tả lợn châu Phi tái phát, cộng với giá con giống và thức ăn chăn nuôi tăng cao nên gia đình chị Hồ Thị Duyên cũng ở buôn Ea Kiêng (xã Ea Tar) thời gian gần đây chỉ dám đầu tư nuôi lợn cầm chừng. Tình hình dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn xã dần được khống chế nên gia đình chị Duyên mới bắt đầu tăng đàn dần dần với quy mô 11 con lợn mẹ. Lợn con được sinh ra chị đều giữ lại để gây đàn, không dám đầu tư mua con giống bên ngoài vì sợ mang mầm bệnh. Để đảm bảo an toàn, gia đình chị Duyên luôn tuân thủ nghiêm các quy định thú y trong chăn nuôi, chủ động tiêm phòng định kỳ, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi thường xuyên…

Năm nay xã Ea Tar là một trong những địa phương ở huyện Čư M'gar chưa phát sinh ổ dịch tả lợn châu Phi nào. Tuy nhiên do nhiều hộ chăn nuôi đã bị thiệt hại quá lớn từ những năm trước nên không còn mạnh dạn để tái đàn lợn trở lại. Việc tái đàn lợn để phục vụ thị trường tết nguyên đán hiện nay ở xã Ea Tar đang được người chăn nuôi triển khai thực hiện một cách khá thận trọng, không ồ ạt với những điều kiện khắt khe nhằm bảo đảm an toàn. Nhiều hộ chỉ tái đàn lợn một cách dè dặt, cầm chừng, bằng việc sử dụng con giống tại địa phương, hoặc duy trì đàn giống bố mẹ để cung cấp con giống, phục vụ nhu cầu tái đàn. Cùng với đó là việc chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn sinh học trong chăn nuôi, tổ chức quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, xử lý chất thải theo đúng quy định. Do việc tái đàn chậm, chăn nuôi chưa được phục hồi, nên hiện nay tổng đàn lợn ở xã Ea Tar chỉ có khoảng 4.500 con, thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đây.

Để đảm bảo tái đàn lợn hiệu quả và giảm nguy cơ tái phát dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi – hiện nay xã Ea Tar tiếp tục tuyên truyền, khuyến cáo người chăn nuôi cần thận trọng, không nên tái đàn ồ ạt. Trong khi tái đàn phải đáp ứng các yêu cầu khắc khe trong chăn nuôi, chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, hạn chế mua con giống từ bên ngoài không rõ nguồn gốc, thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, tiêm vắc xin định kỳ cho gia súc, tăng cường giám sát và quản lý tốt dịch bệnh nhằm hạn chế những rủi ro và thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra./.

-S.Pa-

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang