Thứ sáu, ngày 21 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 08/03/2024

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Cư M’gar luôn đồng hành sát cánh, mang tín dụng chính sách ưu đãi đến với người nghèo và các đối tượng chính sách khác với phương châm hoạt động “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”

Hoạt động tại Điểm giao dịch xã là hoạt động đặc trưng riêng của Ngân hàng Chính sách xã hội, hoạt động giao dịch xã đã giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ kịp thời để có nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.

42.31

Cán bộ NHCSXH huyện đang hướng dẫn BQL Tổ TK&VV tại Điểm giao dịch xã

Hiện nay, NHCSXH huyện Cư M’gar có lập 17 Điểm giao dịch ở các xã, thị trấn, 62 Hội đoàn, thể nhận uỷ thác cấp xã, 290 Tổ TK&VV với tổng dư nợ 501 tỷ đồng/12.057 khách hàng đang vay vốn trên địa bàn huyện. Hàng tháng khi khách hàng đến trả nợ gốc, nhận tiền vay, gửi tiết kiệm đều được các tổ chức nhận uỷ thác hướng dẫn như hướng dẫn tổ viên lập bảng kê nộp tiền mặt để trả nợ, lập giấy gửi tiền tiết kiệm …và được các tổ chức chính trị xã hội nhận uỷ thác cho vay giám sát, chứng kiến xuyên suốt trong thời gian giao dịch. Hoặc có ý kiến, đề xuất liên quan đến các chương trình tín dụng chính sách đang triển khai thực hiện trên địa bàn, thì cán bộ và nhân viên Ngân hàng kịp thời thực hiện tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi, quy định trong vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn theo thỏa thuận. Cùng với đó, hoạt động của tổ giao dịch lưu động đều được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định và được NHCSXH huyện, tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời rút kinh nghiệm nhằm từng bước nâng cao chất lượng giao dịch xã. Hoạt động giao dịch tại các Điểm giao dịch xã đã đi vào nề nếp, ổn định. Các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác tích cực phối hợp với tổ giao dịch lưu động của NHCSXH huyện trong việc hướng dẫn khách hàng đến giao dịch, Tổ trưởng Tổ TK&VV làm thủ tục giao dịch với Ngân hàng giúp cho việc giao dịch được nhanh chóng, thuận lợi. Như vậy hoạt động cho vay tại Điểm giao dịch xã được ví như là một “Ngân hàng thu nhỏ” tại cơ sở.

Bên cạnh đó, NHCSXH huyện phân công đầy đủ cán bộ tại các điểm giao dịch xã, thị trấn để thực hiện nhiệm vụ của tổ giao dịch. Vào ngày giao dịch tại xã, thị trấn cán bộ tín dụng được phân công theo dõi địa bàn, tham mưu cho Chủ tịch UBND xã, thị trấn, đồng thời phối hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV tổ chức họp giao ban hàng tháng để đánh giá những kết quả thực hiện, giải quyết kịp thời những tồn tại vướng mắc, từ đó, đưa ra những phương hướng, giải pháp thực hiện cho tháng tiếp theo…

Nhờ tổ chức tốt các phiên giao dịch lưu động, thời gian qua vừa tiết giảm chi phí đi lại cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đồng thời công tác tín dụng đã phát huy được hiệu quả, chất lượng tín dụng được nâng lên, tăng khả năng thu nợ, giảm nợ quá hạn; chất lượng hoạt động ủy thác, hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn được nâng cao; hiệu quả hoạt động giao dịch của các Điểm giao dịch xã hàng năm được xếp loại Tốt. Công tác huy động tiền gửi tiết kiệm đạt được nhiều kết quả khả quan. 

Thời gian tới, NHCSXH huyện Cư M’gar tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tại các Điểm giao dịch xã; tăng cường rà soát, cập nhật các văn bản, quy định, chính sách mới tại các điểm giao dịch để người dân nắm bắt, tiếp cận các nguồn vốn vay nhanh chóng. Đồng thời, lồng ghép vốn tín dụng chính sách với các mô hình khuyến nông, khuyến lâm; chuyển giao khoa học kỹ thuật và các nguồn vốn khác để giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn có hiệu quả, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

                                                                                                         Nguồn: Y Sếp

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang