Thứ hai, ngày 24 tháng 02 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 11/06/2018

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện Cư M'gar với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", trong thời gian qua, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện đã chú trọng công tác đào tạo nghề (trình độ sơ cấp) cho lao động nông thôn. Qua đào tạo đã trang bị những kỹ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp cơ bản cho người lao động nhằm giúp người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm, có thu nhập ổn định, góp phần cùng chính quyền địa phương giải quyết bài toán về việc làm và xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn.

Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện Cư M'gar được sát nhập từ hai đơn vị: Trung tâm dạy nghề huyện và Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện từ tháng 07/2017. Do mới tái thành lập nên bước đầu Trung tâm còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sắp xếp nguồn nhân lực, nhân sự trong công tác tuyển sinh đào tạo nghề cũng như kinh phí cho việc đào tạo nghề. Vượt qua khó khăn, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện Cư M'gar đã chủ động và tích cực trong việc khảo sát, nắm bắt nhu cầu của thị trường lao động và nhu cầu học nghề của người lao động để thực hiện công tác tuyển sinh các lớp nghề cho phù hợp. Từ việc dạy nghề đã giúp cho nhiều lao động nông thôn trên địa bàn huyện có việc làm phù hợp, hoặc tự khởi nghiệp cho bản thân để có nguồn thu nhập ổn định. Điển hình như em Nguyễn Thị Quỳnh Trâm (sinh năm 1999) ở buôn Kana A xã Cư M'gar. Sau khi tốt nghiệp THPT, Trâm không có điều kiện theo học các trường đại học, cao đẳng như các bạn cùng lứa, thay vào đó Trâm chuyển sang học nghề kỹ thuật nấu ăn do Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện mở vào tháng 08/2017. Khi quyết định tham gia học nghề, Trâm vấp phải ý kiến phản đối của bố mẹ. Nhưng Trâm đã thuyết phục gia đình bằng những suy nghĩ, những lời chia sẻ khi muốn thay công việc của mẹ (hiện đang nấu ăn tại trường THPT Cư M'gar). Từ những suy nghĩ, chia sẻ chân thật của Trâm nên bố mẹ Trâm đã đồng ý cho em học nghề. Sau hơn 03 tháng học tập lớp sơ cấp nghề kỹ thuật nấu ăn, Trâm được cấp chứng chỉ và được trường THPT Cư M'gar nhận vào làm với công việc nấu ăn (thay cho mẹ). Hiện nay mức lương của Trâm ổn định 2,5 triệu đồng/tháng. Tâm sự với chúng tôi, em Nguyễn Thị Quỳnh Trâm ở buôn Kana A xã Cư M'gar nói: Do nhà không có điều kiện, đi học cũng mất nhiều thời gian, khi ra trường chưa chắc có được việc làm ổn định nên em quyết định học nghề. Em đã được học các kỹ thuật về tỉa hoa, làm nhiều loại bánh và các món ăn. Học xong có chng chỉ nghề em đi làm tại trường THPT Cư M'gar. So với các bạn bè cùng trang lứa, khi đi học phải phụ thuộc nhiều vào gia đình, còn em thì tự trang trải được chi phí sinh hoạt của mình. Thời gian rãnh rỗi vào cuối tuần em còn tranh thủ lên Buôn Ma Thuột học thêm để nâng cao kiến thức, nâng cao tay nghề trong nấu ăn. Em thấy quyết định học nghề của mình là hoàn toàn đúng đắn.

Còn khi trao đổi với chúng tôi, anh Y Dhim Auyn ở buôn Hra A xã Ea Tul cho biết: Để có thu nhập, nhiều năm qua anh đi làm thuê, làm mướn và phụ giúp thợ chính trong việc xây dựng. Do chưa được đào tạo, chưa qua trường lớp, không có tay nghề và kinh nghiệm trong xây dựng, nên thu nhập của thấp và khá vất vả. Vì vậy khi có lớp dạy nghề về xây dựng dân dụng do xã Ea Tul phối hợp với Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện tổ chức tại địa phương anh Y Dhim Ayun đã đăng ký tham gia học. Anh Y Dhim Auyn ở buôn Hra A xã Ea Tul cho biết thêm: Trước kia mình đã từng đi phụ hồ, vất vả lắm. Giờ tại xã có mở lớp dạy nghề xây dựng dân dụng mình đăng ký tham gia học để nâng cao tay nghề, tích lũy kinh nghiệm. Có chứng nghề mình đi làm thợ xây và nhận các công trình xây dựng với thu nhập khá ổn định.

Các học viên thực hành xây mô hình thực nghiệm trong lớp sơ cấp nghề xây dựng dân dụng

Thầy Phan Phú Sang - Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện cho biết: Trong thời gian qua, công tác đào tạo trình độ sơ cấp nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực với nhiều lớp nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp đa dạng, phong phú, từng bước đáp ứng được nhu cầu học tập của lao động trên địa bàn. Các lớp nghề được đào tạo trình độ sơ cấp thời gian đào tạo trước đây từ 03 đến 06 tháng, nay giảm xuống còn từ 03 đến 04 tháng nên đã tạo điều kiện cho người lao động tham gia học tập, không mất quá nhiều thời gian ảnh hưởng đến công việc gia đình. Bên cạnh đó, khi tham gia học nghề học viên được miễn phí 100% tiền học, được cung cấp miễn phí tài liệu, giáo trình, bút, vở và các chế độ liên quan khác. Việc dạy nghề được Trung tâm đào tạo linh động theo hình thức thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của người học khi đưa các lớp nghề về tận các thôn-buôn các xã-thị trấn để người lao động nông thôn có điều kiện tham gia học tập. Thầy Phan Phú Sang - Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện nói: Trung tâm đã phối hợp tổ chức tuyên truyền, tuyển sinh các lớp nghề đào tạo cho lao động ở nông thôn. Trước đây có các lớp học tại Trung tâm nhưng do người lao động ở xa, đi lại cũng khó khăn nên không thuận lợi. Vì vậy Trung tâm đã tổ chức các lớp đào tạo nghề ngay tại địa phương. Các xã-thị trấn đã tạo điều kiện thuận lợi cho mượn nhà văn hóa, hội trường, nhà sinh hoạt cộng đồng, bàn ghế, trang thiết bị để tổ chức lớp học được thuận tiện nhất.

Theo kế hoạch - năm 2018 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện sẽ tổ chức 06 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Riêng từ đầu năm đến nay đã tổ chức khai giảng được 02 lớp nghề xây dựng dân dụng tại đại bàn xã Ea Tul. Được biết – hiện nay lớp nghề xây dựng dân dụng và lớp nghề trồng và khai thác mủ cao su có nhu cầu học cao, vì hai nghề này có đầu ra ổn định, thị trường đang cần nguồn lao động nên có cơ hội tìm kiếm việc làm cao hơn nhiều so với các ngành nghề khác. Thầy Phan Phú Sang - Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện cho biết thêm: Theo thống kê - nghề xây dựng dân dụng đa số học xong đều có tay nghề tốt, đạt yêu cầu, nội dung chương trình đã đề ra. Một số anh chị sau khi học xong, ngoài những ngày bận biệu với công việc đồng án thì tranh thủ thì đi làm để có thêm nguồn thu nhập, một số thì nhận thầu các công trình xây dựng và số khác thì tham gia xuất khẩu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Còn với nghề trồng và kỹ thuật khai thác mủ cao su Trung tâm đã phối hợp mở lớp để đào tạo cho 01 số công nhân chưa đạt tay nghề tại các nông trường cao su đứng chân trên địa bàn huyện, con em công nhân và người dân có nhu cầu muốn làm công nhân cạo mũ cao su. Mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 100 đến 120 lao động nông thôn.

Từ những hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho người lao động nông thôn, hiện nay Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện Cư M'gar tích cực đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi học nghề, đặc biệt giới thiệu cho lao động  tham gia xuất khẩu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Hoạt động này vừa giải quyết bài toán việc làm, vừa nâng cao trình độ tay nghề và giúp cho người lao động có vốn tích lũy để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Ngoài việc tiếp tục công tác tuyển sinh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thời gian tới Trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên huyện Cư M'gar sẽ chủ động phối hợp tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo chuyên đề chuyển giao các tiến bộ KHKT-công nghệ trong việc trồng và chăm sóc các loại cây ăn quả, nhằm giúp bà con nông dân có những kiến thức cơ bản để nâng cao năng suất và sản lượng, nâng cao thu nhập, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số./.

H Xiu

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang